CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG VÀ MỔ LẠI SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TRIỆT ĐỂ TỨ CHỨNG FALLOT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lý Thịnh Trường Nguyễn 1,, Vương Anh Doãn 1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá, phân tích, và tìm các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và các yếu tố nguy cơ tiên lượng mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Phân tích hồi quy đa biến logistic được sử dụng nhằm đánh giá các yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong và mổ lại đối với các bệnh nhân tử vong cũng như các bệnh nhân cần mổ lại trong theo dõi lâu dài sau phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot trong thời gian từ 2006-2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Kết quả:Tổng số 532 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật triệt để trong thời gian nghiên cứu. Có 399 bệnh nhân (75%) được bảo tồn vòng van ĐMP sau phẫu thuật sửa triệt để. Có 11 bệnh nhân (2.1%) tử vong sớm sau phẫu thuật, và 2 bệnh nhân (0.4%) tử vong muộn. Có 12 bệnh nhân (2.3%) cần mổ lại sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 40.4 ± 26.27 tháng. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy thời gian thở máy kéo dài (mỗi 3 giờ thở máy kéo dài thêm sau mổ) sau phẫu thuật là yếu tố nguy cơ tiên lượng có liên quan đến tử vong của bệnh nhân (OR=1.04; p=0.001). Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải >50mmHg là yếu tố nguy cơ tiên lượng cần phải mổ lại sau phẫu thuật (OR=108; p=0.001). Theo dõi lâu dài sau phẫu thuật cho thấy các bệnh nhân được bảo tồn vòng van ĐMP có tỷ lệ hở van ĐMP nặng-rất nặng và tỷ lệ dày thất phải sau phẫu thuật thấp hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân phải sử dụng miếng vá xuyên qua vòng van ĐMP (p=0.0001 và p=0.023). Kết luận: Cai và rút máy thở sớm sau phẫu thuật có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật điều trị triệt để tứ chứng Fallot. Các bệnh nhân có chênh áp qua đường ra thất phải sau mổ >50mmHg nên được xử lý triệt để ngay trong phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot nhằm làm giảm tỷ lệ mổ lại đối với bệnh tim bẩm sinh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lillehei CW, Varco RL, Cohen M, Warden HE, Gott VL, Dewall RA, et al. The First Open Heart Corrections of Tetralogy of Fallot: A 26–31 Year Follow-up of 106 Patients. Ann Surg. 1986 Oct;204(4):490.
2. Knott-Craig CJ, Elkins RC, Lane MM, Holz J, McCue C, Ward KE. A 26-year experience with surgical management of tetralogy of fallot: risk analysis for mortality or late reintervention. Ann Thorac Surg. 1998 Aug;66(2):506–10.
3. Bacha EA, Scheule AM, Zurakowski D, Erickson LC, Hung J, Lang P, et al. Long-term results after early primary repair of tetralogy of Fallot. J Thorac Cardiovasc Surg. 2001 Jul;122(1):154–61.
4. Park CS, Lee JR, Lim HG, Kim WH, Kim YJ. The long-term result of total repair for tetralogy of Fallot☆. Eur J Cardiothorac Surg. 2010 Sep;38(3):311–7.
5. Hiền NS. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại bệnh viện tim Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2020 Nov 2;20:95–101.
6. Khang CĐ, Phan NV. ĐÁNH GIÁ KĨ THUẬT XẺ VÒNG VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI GIỚI HẠN TRONG PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TỨ CHỨNG FALLOT. :4.
7. Kirklin JW, Pacifico AD. Surgical Results and Protocols in the Spectrum of Tetralogy of Fallot. Ann Surg. 1983;198(3):15.
8. Sarris GE, Comas JV, Tobota Z, Maruszewski B. Results of reparative surgery for tetralogy of Fallot: data from the European Association for Cardio-Thoracic Surgery Congenital Database. Eur J Cardiothorac Surg. 2012 Nov 1;42(5):766–74.
9. Blais S, Marelli A, Vanasse A, Dahdah N, Dancea A, Drolet C, et al. Comparison of Long-term Outcomes of Valve-Sparing and Transannular Patch Procedures for Correction of Tetralogy of Fallot. JAMA Netw Open. 2021 Jul 27;4(7):e2118141.