THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG THUYÊN TẮT HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN E

Thị Ngọc Anh Kiều 1, Trung Nghĩa Nguyễn 1,2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tính phù hợp và thực trạng sử dụng thuốc chống đông trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) tại khoa khoa hồi sức tích cực (HSTC) bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng dữ liệu lưu trữ trong bệnh án trên bệnh nhân điều trị tại khoa HSTC bệnh viện E có thời gian ra viện từ tháng 07/2021 đến tháng 03/2022. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 111 bệnh nhân, bao gồm 86 bệnh nhân nội khoa và 25 bệnh nhân ngoại khoa. Tỷ lệ dự phòng không phù hợp là 73,9%,trong đó 54,1% dự phòng thiếu, 14,4% được dự phòng nhưng biện pháp không phù hợp và 5,4% dự phòng thừa. Tất cả bệnh nhân được dự phòng trong nghiên cứu đều được dự phòng bằng thuốc và đều dùng enoxaparin (26,1%). Tỷ lệ bệnh nhân có lựa chọn, liều dùng, thời điểm dùng và thời gian dùng thuốc phù hợp lần lượt là 24,1%, 69,0%, 41,4% và 41,4%. Trong quá trình sử dụng thuốc, có 55,2% bệnh nhân được theo dõi bằng xét nghiệm, 17,2% bệnh nhân có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc, 10,3% bệnh nhân gặp biến cố chảy máu. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu dự phòng lớn (74,8%), tuy nhiên thực trạng dự phòng còn chưa thực sự phù hợp với tỷ lệ dự phòng không phù hợp chiếm 73,9%, trong đó dự phòng thiếu chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,1%). Dự phòng phù hợp có thể giảm biến chứng và tử vong do TTHKTM nên cần tuân thủ các khuyến cáo hiện hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gould M.K., Garcia D.A., Wren S.M. và cộng sự. (2012). Prevention of VTE in nonorthopedic surgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest, 141(2 Suppl), e227S-e277S.
2. Kahn S.R., Lim W., Dunn A.S. và cộng sự. (2012). Prevention of VTE in nonsurgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest, 141(2 Suppl), e195S-e226S.
3. Falck-Ytter Y., Francis C.W., Johanson N.A. và cộng sự. (2012). Prevention of VTE in orthopedic surgery patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest, 141(2 Suppl), e278S-e325S.
4. National Guideline Centre (UK) (2018), Venous thromboembolism in over 16s: Reducing the risk of hospital-acquired deep vein thrombosis or pulmonary embolism, National Institute for Health and Care Excellence (UK), London.
5. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2016). Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. .
6. Cohen A.T., Tapson V.F., Bergmann J.-F. và cộng sự. (2008). Venous thromboembolism risk and prophylaxis in the acute hospital care setting (ENDORSE study): a multinational cross-sectional study. Lancet Lond Engl, 371(9610), 387–394.
7. Parikh K.C., Oh D., Sittipunt C. và cộng sự. (2012). Venous thromboembolism prophylaxis in medical ICU patients in Asia (VOICE Asia): a multicenter, observational, cross-sectional study. Thromb Res, 129(4), e152-8.
8. Nguyễn Văn Tuấn và Trần Thị Anh Thơ (2021). Thực trạng sử dụng thuốc dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam, 498(2).
9. Hoàng Bùi Hải, Đỗ Giang Phúc, và Kim Văn Vụ Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở một số loại phẫu thuật có nguy cơ. Tạp chí nghiên cứu Y học, 87(2), 68–73.