VAI TRÒ CỦA CO GIẬT BÓ CƠ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH XƠ CỘT BÊN TEO CƠ

Văn Tuận Nguyễn 1,, Thị Hinh Vũ 2
1 Trung tâmThần kinh-Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Co giật bó cơ có vai trò quan trọng trong đánh giá tổn thương nơ ron thần kinh. Mục tiêu: Nghiên cứu hình thái và vai trò của co giật bó cơ trong bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (XCBTC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 48 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bạch Mai và phòng khám đa khoa Đông Đô, được chẩn đoán XCBTC theo tiêu chuẩn Awaji. Kết quả: Co giật bó cơ xuất hiện ở tất cả các vùng với tỉ lệ cao trên 50%, trong đó cao nhất ở vùng tuỷ cổ (68,75%), sau đó đến vùng tuỷ ngực (65,52%). Ở mỗi vùng, tỷ lệ gặp chỉ có co giật bó cơ dạng phức tạp chiếm đại đa số. Tất cả các vị trí đều ghi nhận có cả hình ảnh co giật bó cơ kèm theo co giật sợi cơ và/hoặc sóng nhọn dương, tỉ lệ gặp ở 4 vùng: hành não, tuỷ cổ, tuỷ ngực, thắt lưng tương ứng là 54.54%, 68.75%, 65.52%, 64.58%. Kết luận: trong bệnh XCBTC, co giật bó cơ chứng tỏ có tổn thương mất phân bố thần kinh ở vị trí tổn sợi trục của nơ ron.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. de Carvalho M, Swash M. Origin of fasciculations in amyotrophic lateral sclerosis and benign fasciculation syndrome. JAMA Neurol. 2013;70(12):1562-1565. doi:10.1001/jamaneurol.2013.4437
2. de Carvalho M, Dengler R, Eisen A, et al. Electrodiagnostic criteria for diagnosis of ALS. Clinical Neurophysiology. 2008;119(3):497-503. doi:10.1016/j.clinph.2007.09.143
3. Daube JR. Electrodiagnostic studies in amyotrophic lateral sclerosis and other motor neuron disorders. Muscle Nerve. 2000;23(10):1488-1502. doi:10.1002/1097-4598(200010)23:10<1488::aid-mus4>3.0.co;2-e
4. Eisen A. Clinical electrophysiology of the upper and lower motor neuron in amyotrophic lateral sclerosis. Semin Neurol. 2001;21(2):141-154. doi:10.1055/s-2001-15261.
5. Gubbay SS, Kahana E, Zilber N, Cooper G, Pintov S, Leibowitz Y. Amyotrophic lateral sclerosis. A study of its presentation and prognosis. J Neurol. 1985;232(5):295-300. doi:10.1007/BF00313868
6. Noto Y ichi, Misawa S, Kanai K, et al. Awaji ALS criteria increase the diagnostic sensitivity in patients with bulbar onset. Clin Neurophysiol. 2012;123(2):382-385. doi:10.1016/j.clinph.2011.05.030
7. Okita T, Nodera H, Shibuta Y, et al. Can Awaji ALS criteria provide earlier diagnosis than the revised El Escorial criteria? J Neurol Sci. 2011;302(1-2):29-32. doi:10.1016/j.jns.2010.12.007
8. Ross M, Burge M, Zuniga LA, et al. T43. Fasciculation potentials in Amyotophic Lateral Sclerosis (ALS): Not so common as fibrillation potentials. Clinical Neurophysiology. 2018;129:e17-e18. doi:10.1016/j.clinph.2018.04.044.