TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI PHẾ CẦU TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA NĂM 2021- 2022

Tiến Lợi Hoàng 1, Thị Diệu Thúy Nguyễn 1,, Thu Nga Phạm 1, Văn Nhã Phan 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 154 bênh nhi viêm phổi do phế cầu dưới 16 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Kết quả: Các chủng phế cầu còn nhạy cảm với Cloramphenicol 81,5%, Ticarcilin 75,3%, nhạy cảm cao với Vancomycin 98,1% và Piperacillin 95,5%. Các chủng phế cầu có tỷ lệ kháng rất cao với Azetrenam 99,4%, Erythromycin 91,6% và Clindamycin 92,9%. Bệnh nhi khỏi bệnh hoàn toàn chiếm 91%, khoảng 0,6% có di chứng dày màng phổi và không có bệnh nhi tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,91 ± 3,54 ngày. Kết luận: Phế cầu có tỷ lệ kháng cao với các kháng sinh điều trị viêm phổi thông thường. Đây là lý do gây điều trị viêm phổi do phế cầu kéo dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD 2015 LRI Collaborators (2017). Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of lower respiratory tract infections in 195 countries: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015, Lancet Infect Dis., 17(11), 1133–1161, doi: 10.1016/S1473-3099(17)30396-1.
2. Quách Ngọc Ngân (2014). Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1), 294-300.
3. Bùi Anh Sơn, Lê Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Hằng (2021). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính nhạy cảm kháng sinh của Streptococcus pneumoniae gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An. Tạp Chí Học Việt Nam, 507(2), 269-272, doi: 10.51298/vmj.v507i2.1457.
4. Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Bích Hoàng, Nguyễn Thị Thu Thái và cộng sự (2021). Căn nguyên vi sinh vật gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Tạp Chí Nghiên Cứu Và Thực Hành Nhi Khoa, 5(3), 42-50, doi: 10.47973/ jprp.v5i3.326.
5. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình, Đoàn Mai Phương và cộng sự (2012). Tình hình đề kháng các kháng sinh của S. pneumoniae và H. influenzae phân lập từ nhiễm khuẩn hô hấp cấp - kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại việt nam (SOAR) 2010 - 2011, Tạp Chí Y học Thực Hành, 855, 6-11.
6. Nguyễn Đăng Quyệt, Đào Minh Tuấn, Bùi Quang Phúc và cộng sự (2021). Tình hình đề kháng kháng sinh của phế cầu và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp Chí Nghiên Cứu Và Thực Hành Nhi Khoa, 5(4), 27-34, doi: 10.47973/ jprp.v5i4.345.
7. Trần Thị Kiều Anh, Nguyễn Văn Tuấn (2021). Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An năm 2021,” Tạp Chí Học Việt Nam, 507(2), 297-301, doi: 10.51298/ vmj. v507i2.1464.