THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở TRẺ TỪ 6 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI BỊ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI

Thị Thúy Hồng Nguyễn 1, Thị Phương Mai Chu 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 234 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021 bằng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (25,6%) trong nhóm trẻ nghiên cứu. Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi tăng nguy cơ thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu vitamin D lần lượt 1,5 lần, 1,5 lần và 1,9 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có tương quan giữa chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) với nồng độ sắt (r=0,01; p=0,92). Chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) tương quan yếu với nồng độ ferritin huyết thanh (r=0,17; p=0,01), tương quan yếu với nồng độ vitamin D (r=0,21; p=0,001), tương quan trung bình với nồng độ kẽm (r=0,45 với p<0,00). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đặc biệt mức độ nặng, tăng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng (bao gồm sắt, kẽm và vitamin D) hơn so với trẻ không suy dinh dưỡng thấp còi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UNICEF/WHO/WB (2015). Levels and trends in child malnutrition - Key findings of the 2021 edition.
2. World Health Organization. Anaemia in Women and Children: WHO Global Anaemia Estimates, 2021 Edition. World Health Organization; Geneva, Switzerland: 2021. Available online: https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/anaemia_in_women_and_children.
3. Viện Dinh dưỡng. Điều tra về Vi chất dinh dưỡng năm 2014 - 2015. Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2015.
4. Kenneth H, Brown K, Wessells R (2012). Estimating the global prevalence of Zinc deficiency: Results based on Zinc availability in national food supplies and the prevalence of stunting. PLoS One, 7(11), e50568.
5. Hess S.Y, Lönnerdal B, Hotz C et al (2009). Recent advances in knowledge of zinc nutrition and human health. Food Nutr Bull, 30(1), 5-11.
6. Regan L and Bailey R.L (2015). Like poverty, undernutrition and micronutritient deficiencies often occur as past of an intergenerational cycle. Ann Nutr Metab, 2, 22-23.
7. Prendergast A.J, Humphrey J.H (2014). The stunting syndrome in developing countries. Paediatrics and international child health, 34 (4), 250-259.
8. Toko N.E, Sumba O.P, Daud I.I et al (2016). Maternal Vitamin D Status and Adverse Birth Outcomes in Children from Rural Western Kenya. Nutrients, 8(12), 794.