MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN SAI SỐ TRONG NGOẠI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Hữu Tâm Trần 1,
1 Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm là một công cụ quan trọng của kiểm tra chất lượng, được sử dụng để giám sát chất lượng xét nghiệm, kết quả ngoại kiểm của từng phòng xét nghiệm (PXN) sẽ phản ánh phần lớn chất lượng xét nghiệm mà đơn vị đang thực hiện trên bệnh nhân, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế [1],[2],[3],[4],[7]. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu ngoại kiểm tại các PXN trong năm 2021, có sự so sánh với giai đoạn trước để đánh giá sự cải thiện hoặc không cải thiện, tìm nguyên nhân dẫn đến sai số. Kết quả: Vùng sai số đã được thu hẹp dần qua quá trình triển khai, cụ thể, các chương trình Sinh hóa, Huyết học, Miễn dịch, Vi sinh lâm sàng, Tổng phân tích nước tiểu,… có sai số đang dần tiến về điểm mục tiêu (0%), riêng PCR-HCV ghi nhận được sai số năm hiện tại (26.5%) tương đối cao so với năm đầu tiên triển khai (14.5%). Ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sai số của các PXN khi thực hiện ngoại kiểm là: (1) Khai báo phương pháp chưa phù hợp, (2) Hoá chất/ thuốc thử không đạt chất lượng, (3) Nồng độ mẫu ngoại kiểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Quyết định ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học, số 2429/QĐ-BYT, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, số 01/2013/TT-BYT, Hà Nội.
3. Trần Hữu Tâm (2015), Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm - tái bản lần 1, NXB Y học, TP.Hồ Chí Minh.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (2008) Assessment of laboratory tests when proficiency testing is not available; Approved Guideline – Second Edition, CLSI document GP29-A2, Vol.28(21), Wayne.
5. International standard (1991) Shewhart control charts (ISO8258:1991), Geneva.
6. International standard (1997) Cumulative sum charts — Guidance on Quality Control and data Analysis using CUSUM Techniques (ISO7871:1997), Geneva.
7. World Health Organization (2011), Laboratory Quality Standards and their Implementation – South-East Asia Region, Annex 5, pp.39-45, Geneva.