CHI PHÍ PHẪU THUẬT Ổ BỤNG: NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM VIỆT NAM

Văn Dũng Đỗ 1, Thị Thu Thủy Nguyễn 1,, Quyết Thắng Công 2, Vũ Lan Chi Nguyễn 1, Mạnh Hồng Nguyễn 3, Hồng Đức Lê 3, Kế Điệp Trịnh 4, Quang Thùy Lưu 4, Thị Bạch Huệ Ngô 5, Thị Thúy Nga Bùi 6, Minh Dũng Trần 7
1 Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam
3 Bệnh viện Hữu Nghị
4 Bệnh viện Việt Đức
5 Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
6 Bệnh viện Đại học Y dược Huế
7 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mỗi năm, khoảng 3,7 triệu người có nguy cơ phải đối mặt với sự kiệt quệ kinh tế nếu họ phải phẫu thuật và 22% số người được tiếp cận điều trị bệnh tật gặp khó khăn tài chính trong việc chi trả các chi phí phẫu thuật. Do đó, nghiên cứu phân tích chi phí phẫu thuật tại Việt Nam là cần thiết, tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế trong điều trị phẫu thuật cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đa trung tâm khảo sát chi phí trực tiếp và gián tiếp trong điều trị phẫu thuật bụng tại 5 bệnh viện tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 3 – tháng 9 năm 2020 dựa trên phiếu khảo sát thông tin ca phẫu thuật và hồ sơ bệnh án. Dữ liệu được thống kê và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy 95% và các phép kiểm thống kê phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao gồm 361 người bệnh với độ tuổi trung bình 53,6 ± 17,7; tỉ lệ nam:nữ là 1,11:1 và thu nhập trung bình hàng tháng là 6.814.792 ± 362.608 VNĐ. Chi phí phẫu thuật toàn bộ có giá trị 13.627.112 ± 11.999.413 VNĐ chiếm 39,6% tổng chi phí điều trị. Trong đó, chi phí thuốc gây mê có giá trị 703.039 ± 340.901 VNĐ, chiếm 5,2% chi phí ca phẫu thuật và chiếm 2,0% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc gây mê sevoflurane theo phiếu thanh toán là 548.806 ± 312.921 VNĐ, chiếm 4,0% chi phí phẫu thuật và chiếm 1,6% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc sevoflurane thực tế sử dụng trong ca phẫu thuật có giá trị 371.383 ± 209.307 VNĐ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mathers, C.D. and D. Loncar, Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030. PLoS Med, 2006. 3(11): p. e442.
2. Peden M, M.K., Sharma G., The injury chart book: a graphical overview of the global burden of injuries. Geneva: World Health Organization,. 2002.
3. Weiser, T.G., et al., Size and distribution of the global volume of surgery in 2012. Bull World Health Organ, 2016. 94(3): p. 201-209f.
4. Shrime, M.G., et al., Global burden of surgical disease: an estimation from the provider perspective. Lancet Glob Health, 2015. 3 Suppl 2: p. S8-9.
5. Juran, S., et al., Global Surgery & Anaesthesia Statistics-The Importance of Data Collection. 2018.
6. Shrime, M.G., et al., Catastrophic expenditure to pay for surgery worldwide: a modelling study. 2015. 3: p. S38-S44.
7. Stewart, B., et al., Global disease burden of conditions requiring emergency surgery. Br J Surg, 2014. 101(1): p. e9-22.
8. Ozgediz, D., Voluntarism and the global unmet need for surgery. Archives of Surgery, 2009. 144(3): p. 289-292.
9. Bach, A., [Costs of sevoflurane in the perioperative setting]. Anaesthesist, 1998. 47 Suppl 1: p. S87-96.
10. Ehrenwerth, J., J.B. Eisenkraft, and J.M. Berry, Anesthesia Equipment E-Book: Principles and Applications. 2013: Elsevier Health Sciences.