ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG GAN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN

Quang Huy Nguyễn 1,, Khải Toàn Đặng 1
1 Bệnh viện Nhân dân 115, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Qua nghiên cứu 140 bệnh nhân chấn thương gan được cấp cứu và điều trị bảo tồn không phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020. Chấn thương gan trong chấn thương bụng kín thường gặp ở độ tuổi 21‒49. Độ tuổi trung bình là 33,5. Số bệnh nhân nam gặp nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chính là tai nạn giao thông. Đau bụng là triệu chứng cơ năng hằng định nhất. Mất máu thường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tất cả các trường hợp bênh nhân vỡ gan nhập viện đều có men gan tăng, mức độ tổn thương gan càng nặng thì men gan càng cao. Về vị trí tổn thương gan trên chụp cắt lớp vi tính, phần lớn tổn thương vị trí gan phải, tổn thương hạ phân thùy VI chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với thùy gan trái, tổn thương hạ phân thùy IV thường gặp nhất. Về mức độ tổn thương theo AAST thì độ III thường gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M.S. Martin & J.W. Meredith (2017), "Management of acute trauma", Sabiston Textbook Of Surgery, pp.437.
2. Boese C. K.(2015), "Nonoperative management of blunt hepatic trauma: A systematic review", J Trauma Acute Care Surg,79(4), 654‒60.
3. Barbier L. (2018), "Can we refine the management of blunt liver trauma?", J Visc Surg, 803(1), 1‒7.
4. Ngô Quang Duy (2013), "Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ gan chấn thương", Y Học TP. Hồ Chí Minh,6(17), tr.166‒170.
5. Coccolini F., et al.(2016), "WSES classification and guidelines for liver trauma", World J Emerg Surg,11(1), 50.
6. Zachariah S. K., et al.(2017), "Hepatic transaminases as predictors of liver injury in abdominal trauma", 2017,5(1), pp.6.
7. Radwan M. M. & Abu‒Zidan F. M.(2006), "Focussed Assessment Sonograph Trauma (FAST) and CLVT in blunt abdominal trauma: surgeon's perspective", Afr Health Sci,6(3), 187‒90.