ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RẮN HỔ 74 MANG CẮN BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Đức Phúc Nguyễn 1,, Văn Thủy Nguyễn 1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rắn độc cắn là một cấp cứu nội khoa thường gặp nước ta và trên toàn thế giới, người bị rắn cắn có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Rắn độc được phân thành các họ, giống và loài khác nhau, mỗi loại rắn độc gây ra các bệnh cảnh nhiễm độc khác nhau. Theo khuyến cáo hiện nay, điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn là biện pháp tốt nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại bệnh viện HNĐK Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn từ tháng 01/2021 đến tháng 9/2021. Kết quả: Diện tích hoại tử trung bình giảm từ 12,3 cm2  còn 11,5cm2 (p<0,05). Độ lan xa của phù nề có xu hướng giảm sau khi điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn. Điểm đau giảm từ 6,88 trước điều trị xuống còn 4,28 sau điều trị. Mức độ tiêu cơ vân, CK giảm từ 1023,7 xuống 802,3 (P<0,05). Kết luận: Huyết thanh kháng nọc rắn làm giảm diện tích hoại tử, giảm đau nhức tại chỗ, giảm men CK ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2008), “WHO Guidelines for the production, control and regulation of snake antivenom immunoglobulins”, Expert committee on biological standardization, Gevena, 13-17 October 2008
2. R D G Theakston. (1995), The kinetics of snake bite envenoming and therapy.Journal of the Ceylon College of Physicians, 28, 42-45.
3. Chieh- Fan C, Tzeng- Jih L, Wen- Chi H et al. (2009), Apropriate antivenom does for six types of envenomations cause by snakes in Taiwan. J venom anim toxins inghiên cứu l Trop dis,V.15, n3 p 479-490.
4. Nguyễn Kim Sơn (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bị một số rắn độc trên cạn cắn thuộc họ rắn hổ (Elapidae) ở miền bắc Việt nam, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nualnong Wongtongkam, Henry Wilde, Chirt Sitthi Amorn et al. (2005), A study of Thai cobra(Naja kaouthia) bites in Thailand. Military medicine; 170,4, 336.
6. OF Wong, Tommy SK Lam, HT Fung. (2010), Five- year experienghiên cứu e with Chinese cobra (Naja astra) - related injuries in two acute hospitals in Hong Kong, Hong Kong Med J, Vol 16, No 1.
7. Lê Khắc Quyến. (2003), Clinical evaluation of snake bites in Viet nam: a study from Cho Ray hospital, National university of Singapore.
8. Trịnh Xuân Kiếm, Đỗ Đình Hồ (1992), Kết quả nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn hổ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y dược học thực hành, pp. 17-19.1992.