KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH KẾT HỢP VỚI MỔ MỞ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI ĐA TẦNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2018 - 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh lý động mạch chi dưới nhiều tầng, nhiều vị trí đang là thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Các phương pháp kinh điển như phẫu thuật đơn thuần hoặc can thiệp nội mạch đơn thuần trên toàn bộ các tổn thương không phải lúc nào cũng thực hiện được. Xu hướng trên thế giới hiện nay là áp dụng phối hợp phẫu thuật và can thiệp trên một bệnh nhân nhằm làm giảm độ khó của phẫu thuật/ can thiệp nội mạch, tận dụng tối đa các ưu điểm của phẫu thuật và can thiệp nội mạch, giảm chi phí y tế và giảm tác động có hại trên sức khỏe bệnh nhân. Mục tiêu: 1. Nhận xét chỉ định áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng; 2. Đánh giá kết quả áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở trong điều trị bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt bệnh nhân BLĐMCDMT, có tổn thương động mạch từ 2 tầng phối hợp trở lên trong 3 tầng động mạch thuộc một chi dưới, được điều trị tái lập lưu thông mạch máu bằng phương pháp can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở trong 1 thì tại khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả: 94,7% bệnh nhân là nam giới, các yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp (63.2%), hút thuốc lá (26.3%) và đái tháo đường (26.3%). 68.4% bệnh nhân có vết loét hoặc hoại tử đầu chi, Các tổn thương phần lớn thuộc giai đoạn TASC II C và D. 13/19 bệnh nhân có tổn thương ở cả 3 tầng nhưng không có bệnh nhân nào được tái thông tầng dưới gối. 73.7% bệnh nhân can thiệp được vô cảm bằng tê tại chỗ. 73,7% bệnh nhân được tạo hình động mạch đùi chung, 36,8% được lấy huyết khối và 10,5% được làm cầu nối đùi đùi phối hợp với can thiệp nội mạch các tổn thương phối hợp. Thời gian mổ trung bình là 193+ 34 p. Chỉ có 5,3% bệnh nhân có biến chứng chu phẫu. Kết quả can thiệp sau 6 tháng 89,6% bệnh nhân có kết quả tốt. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch ít biến chứng, đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng. Chỉ định bao gồm các trường hợp có tổn thương ĐM đùi chung, có tắc mạch cấp trên nền bệnh lý ĐM mãn tính hoặc có tổn thương ĐM chậu không thể tái lập lưu thông mạch máu - phối hợp với tổn thương tắc, hẹp các vị trí động mạch khác cùng chi thể. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng là tạo hình động mạch đùi chung hoặc lấy huyết khối bằng ống thông Fogarty hoặc làm cầu nối đùi - đùi phối hợp với can thiệp nội mạch các tổn thương phối hợp. Đối với các tổn thương động mạch chi dưới đa tầng, tầng động mạch chủ chậu và đùi khoeo thường được ưu tiên tái thông, tầng động mạch dưới gối thường không được can thiệp tái thông thì đầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Can thiệp nội mạch kết hợp với mổ hở, tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng
Tài liệu tham khảo
2. Jung, H.J., et al., 2018. Simultaneous Hybrid Operation Common Femoral Endarterectomy and Endovascular Treatment in Multilevel Peripheral Arterial Disease with Critical Limb Ischemia. Indian J Surg, 80(2): p. 140-145.
3. Cardon, A., et al., 2001. [Endarteriectomy of the femoral tripod: long-term results and analysis of failure factors]. Ann Chir, 126(8): p. 777-82.
4. Norgren, L., et al., 2007. Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). J Vasc Surg, 45 Suppl S: p. S5-67.