MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Hải Hà Trần 1,, Thị Hồng Ngọc Huỳnh 1, Thị Ngoãn Nguyễn 1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả điều trị hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 bệnh nhân được chẩn đoán HCVC từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: Có mối liên quan giữa tử vong và triệu chứng thở nhanh; giữa triệu chứng khó thở, rale ẩm ở phổi, nhịp thở nhanh và biến chứng của bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối liên quan giữa tăng huyết áp với tỉ lệ tử vong; giữa phân độ Killip với tỉ lệ biến chứng (p <0,05). Tỷ lệ sống ở bệnh nhân không có choáng tim 91,7% cao hơn ở nhóm bệnh nhân có choáng tim 8,3%. Tỷ lệ sống ở bệnh nhân có EF > 40% chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân EF ≤ 40% (p < 0,01). Mức lọc cầu thận (eGFR) trung bình ở nhóm tử vong thấp hơn so với nhóm sống còn (p = 0,05). Troponin trung bình và Creatinin trung bình ở nhóm có biến chứng cao hơn nhóm không có biến chứng (p<0,05). Kết luận: có mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, triệu chứng khó thở, rale ẩm, nhịp tim nhanh, troponin tăng cao và creatinine máu tăng với sự xuất hiện các biến chứng của HCVC. Ngoài ra, những bệnh nhân có các yếu tố như nhịp thở nhanh, có choáng tim, phân độ Killip cao và EF<40% thì có tỉ lệ tử vong cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ST Palmeri, Lowe, AM, Sleeper, LA, Saucedo, JF, Desvigne-Nickens, P, Hochman, JS (2005) "Racial and ethnic differences in the treatment and outcome of cardiogenic shock following acute myocardial infarction". Am J Cardiol, 96(8), 1042-1049.
2. H. H. Awad, F. A. Anderson, Jr., J. M. Gore, S. G. Goodman, R. J. Goldberg (2012) "Cardiogenic shock complicating acute coronary syndromes: insights from the Global Registry of Acute Coronary Events". Am Heart J, 163, (6), 963-71.
3. A. Babaev, P. D. Frederick, D. J. Pasta, N. Every, T. Sichrovsky, J. S. Hochman (2005) "Trends in management and outcomes of patients with acute myocardial infarction complicated by cardiogenic shock". Jama, 294, (4), 448-54.
4. S. G. Drakos, M. J. Bonios, M. I. Anastasiou-Nana, E. P. Tsagalou, J. V. Terrovitis, E. Kaldara, G. Maroulidis, S. N. Nanas, J. Kanakakis, J. N. Nanas (2009) "Long-term survival and outcomes after hospitalization for acute myocardial infarction complicated by cardiogenic shock". Clin Cardiol, 32, (8), E4-8.
5. K. L. Lee, L. H. Woodlief, E. J. Topol, W. D. Weaver, A. Betriu, J. Col, M. Simoons, P. Aylward, F. Van de Werf, R. M. Califf (1995) "Predictors of 30-day mortality in the era of reperfusion for acute myocardial infarction. Results from an international trial of 41,021 patients. GUSTO-I Investigators". Circulation, 91, (6), 1659-68.
6. P. G. Steg, O. H. Dabbous, L. J. Feldman, A. Cohen-Solal, M. C. Aumont, J. López-Sendón, A. Budaj, R. J. Goldberg, W. Klein, F. A. Anderson, Jr. (2004) "Determinants and prognostic impact of heart failure complicating acute coronary syndromes: observations from the Global Registry of Acute Coronary Events (GRACE)". Circulation, 109, (4), 494-9.
7. G. A. Whalley, G. D. Gamble, R. N. Doughty (2006) "Restrictive diastolic filling predicts death after acute myocardial infarction: systematic review and meta-analysis of prospective studies". Heart (British Cardiac Society), 92, (11), 1588-1594.
8. A. H. Wu, L. Parsons, N. R. Every, E. R. Bates (2002) "Hospital outcomes in patients presenting with congestive heart failure complicating acute myocardial infarction: a report from the Second National Registry of Myocardial Infarction (NRMI-2) ". J Am Coll Cardiol, 40, (8), 1389-94.