TỶ LỆ ĐAU VÚ TRÊN BỆNH NHÂN KHÁM BỆNH LÝ TUYẾN VÚ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Quốc Đạt Nguyễn1, Minh Tuấn Võ 1,, Thanh Thị Hải Đường Lê 2, Thanh Hoàng Phạm 1, Thị Hạnh Dung Trần 2, Văn Đủ Trần 1, Hạ Thi Mơ Nguyễn 3
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Từ Dũ
3 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau vú là một trong những than phiền phổ biến nhất ở người phụ nữ đến khám vú. Nó gây ra những ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống và đôi khi đề lại những di chứng nặng nề về mặt tâm lý cho người phụ nữ, tuy nhiên triệu chứng này trên lâm sàng thường không được chú ý nhiều. Biết được tỷ lệ đau vú ở những bệnh nhân đến khám các bệnh lý tuyến vú sẽ giúp cho việc tư vấn, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh được tốt hơn. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đau vú của phụ nữ đến khám bệnh lý tuyến vú tại bệnh viện Từ Dũ và phân tích các yếu tố liên quan đến đau vú. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 386 trường hợp bệnh nhân đến khám các bệnh lý tuyến vú tại bệnh viện Từ Dũ từ 2/2022 đến 04/2022, thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn có bộ câu hỏi cấu trúc. Kết quả: Tỷ lệ đau vú của các phụ nữ đến khám các bệnh lý tuyến vú tại Bệnh viện Từ Dũ là 57,5% (KTC95%: 52,3-62,2). Các yếu tố liên quan đến đau vú bao gồm: nhóm phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết (PR*: 3,1; KTC95%: 1,1-9,4), nhóm phụ nữ có tiền sử có khối u vú (PR*: 1,6; KTC95%: 1,01-2,6), nhóm phụ nữ có hội chứng tiền kinh (PR*: 4,1; KTC95%: 2,5-6,6) và nhóm phụ nữ có tuổi có kinh nguyệt lần đầu từ 8 – 14 tuổi (PR*: 1,6; KTC95%: 1,01-2,5). Kết luận: Tỷ lệ đau vú ở các phụ nữ đến khám vú tại Bệnh viện Từ Dũ là 57,5%. Triệu chứng đau vú cần được sàng lọc và phân loại cẩn thận trên thực hành lâm sàng. Nhờ đó, thầy thuốc mới có thể tư vấn, quản lý và điều trị bệnh lý tuyến vú hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hứa Thị Ngọc Hà, Trần Hương Giang, Lư Bạch Kim (2013), "Khảo sát tình hình khám bệnh tại phòng khám vú bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh", Y Học TP Hồ Chí Minh, 17(1), pp. 116-119.
2. D. N. Ader, M. W. Browne (1997), "Prevalence and impact of cyclic mastalgia in a United States clinic-based sample", Am J Obstet Gynecol, 177(1), pp. 126-132.
3. S. Kumar, R. Rai, V. Das, et al. (2010), "Visual analogue scale for assessing breast nodularity in non-discrete lumpy breasts: the Lucknow-Cardiff breast nodularity scale", Breast, 19(3), pp. 238-242.
4. T. Makumbi, M. Galukande, A. Gakwaya (2014), "Mastalgia: prevalence at a sub-saharan african tertiary hospital", Pain Res Treat, 2014, pp. 972726.
5. A. A. Mohammed (2020), "Evaluation of mastalgia in patients presented to the breast clinic in Duhok city, Iraq: Cross sectional study", Ann Med Surg (Lond), 52, pp. 31-35.
6. J. Scurr, W. Hedger, P. Morris, et al. (2014), "The prevalence, severity, and impact of breast pain in the general population", Breast J, 20(5), pp. 508-513.
7. Fatemeh Shobeiri, Khodayar Oshvandi, Mansour Nazari (2016), "Cyclical mastalgia: Prevalence and associated determinants in Hamadan City, Iran", Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 6(3), pp. 275-278.
8. Farideh Vaziri, Alamtaj Samsami, Zahra Rahimi, et al. (2016), "Prevalence, severity and factors related to mastalgia among women referring to health centers affiliated with Shiraz university of medical sciences", Journal of Health Sciences & Surveillance System, 4(2), pp. 64-69.
9. Cynthia M Welchek, Lisa Mastrangelo, Raymond S Sinatra, et al. (2009), "Qualitative and quantitative assessment of pain", Acute pain management, 147171.