HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH ERAS TRÊN BỆNH NHÂN CẮT ĐOẠN DẠ DÀY DO UNG THƯ

Thị Phương Nguyễn 1, Thị Thanh Bình Trịnh 2, Thị Linh Ngô 2, Minh Trang Thạch 2, Đức Huấn Đặng 2, Thu Huyền Nguyễn 2, Thị Hương Lê 1, Thị Hòa Đỗ 1, Văn Kiên Quách 1,3, Xuân Hòa Nguyễn 1, Tất Thành Đỗ 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện HN Việt Đức
3 Vietnam-Germany Friendship Hospital

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thực hành nhịn ăn đến khi xuất hiện trung tiện theo quan điểm truyền thống đã được chứng minh không đem lại lợi ích và hiện nay đang dần được thay đổi. Nuôi dưỡng đường miệng sớm sau phẫu thuật được khuyến cáo trong hầu hết hướng dẫn của các Hiệp hội Dinh dưỡng lớn và các chương trình tăng cường hồi phục sau mổ trên thế giới. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 42 bệnh nhân cắt đoạn dạ dày do ung thư được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm can thiệp được nuôi dưỡng đường miệng sớm trong vòng 24-48 giờ sau phẫu thuật. Nhóm chứng được nuôi dưỡng theo thực hành thường quy của bệnh viện. Thời điểm khởi động ruột trung bình của nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 35,4±27,9 giờ và 91,5± 29,9 giờ. Kết quả cho thấy nuôi dưỡng đường miệng sớm thúc đẩy sự phục hồi chức năng ruột: Thời điểm xuất hiện nhu động ruột (27,7±14,6 và 39,6±12,7 giờ; p=0,008 ) và trung tiện (51,0 ± 4,9 và 76,6±7,0 giờ) sớm hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p=0,008 và p=0,0047). Tỷ lệ các triệu chứng tiêu hóa(27,3% và 36,4%) và biến chứng sau phẫu thuật (4,5% và 4,5%), giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, không ghi nhận trường hợp nào có rò bục miệng nối. Ngoài ra, nồng độ Prealbumin máu được cải thiện có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (22,5 ± 0,62 và 16,5 ± 0,71 g/l; p=0,0021).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. He H, Ma Y, Zheng Z, Deng X, Zhu J, Wang Y. Early versus delayed oral feeding after gastrectomy for gastric cancer: A systematic review and meta-analysis. Int J Nurs Stud. 2022;126:104120.
2. Lewis SJ, Egger M, Sylvester PA, Topic ST. Early enteral feeding versus “nil by mouth” after gastrointestinal surgery: systematic review and meta-analysis of controlled trials. 2001;323:5.
3. Mortensen K, Nilsson M, Slim K, et al. Consensus guidelines for enhanced recovery after gastrectomy. Br J Surg. 2014;101(10):1209-1229.
4. Brandstrup B. Fluid therapy for the surgical patient. Best Pract Res Clin Anaesthesiol. 2006;20(2):265-283.
5. Desiderio J, Trastulli S, D’Andrea V, Parisi A. Enhanced recovery after surgery for gastric cancer (ERAS-GC): optimizing patient outcome. Transl Gastroenterol Hepatol. 2020;5:11
6. Wang Q, Guo BY, Zhao QC, et al. Safety of early oral feeding after total laparoscopic radical gastrectomy for gastric cancer (SOFTLY): Study protocol for a randomized controlled trial. Trials. 2019;20.
7. Lưu Ngân Tâm, Lâm Việt Trung và cộng sự. (2016). Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm qua đường miệng sau phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 20 (2).
8. Trương Thị Thư và cộng sự. (2018). Hiệu quả nuôi ăn sớm sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nội soi điều trị ung thư dạ dày tại bệnh viện quân y 103. Tạp chí Y-Dược học Quân sự.