CHIẾN LƯỢC TÁI THÔNG MẠCH MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI ĐA TẦNG CÓ LOÉT CHI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Vũ Nghĩa Trịnh 1,, Văn Khôi Nguyễn 1, Hoàng Định Nguyễn 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh lý động mạch chi dưới nhiều tầng, nhiều vị trí đang là thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Tái thông hoàn toàn các tổn thương trên các BN này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Đối với các BN THĐMCDMTĐT có loét chi, có phải lúc nào cũng cần tái thông toàn bộ các tổn thương nhằm tăng lượng máu nuôi chi và làm giảm thời gian lành vết thương và cải thiện tỷ lệ bảo tồn chi hay không? Mục tiêu: - So sánh kết quả sớm và kết quả trung hạn của các BN THĐMCDMTĐT có loét chi được tái thông toàn bộ các tổn thương và các BN được tái thông một phần các tổn thương. - Từ đó đề xuất chiến lược tái thông mạch đối với nhóm BN này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả loạt ca bệnh THĐMCDMTĐT có loét chi được tái thông mạch tại BV Chợ Rẫy. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 74 tuổi. BN THĐMCDMTĐT đa số là nam giới với các yếu tố nguy cơ thường gặp là RLMM, THA và ĐTĐ. BN THĐMCDMTĐT sau tái thông mạch có chỉ số ABI cải thiện rõ rệt so với trước mổ. Những BN THĐMCDMTĐT được tái thông toàn bộ các tổn thương cải thiện về chỉ số ABI nhiều hơn so với các BN không được tái thông toàn bộ các tổn thương. Tuy nhiên không có sự khác biệt về kết quả chu phẫu, biến chứng và kết quả trung hạn, thời gian lành vết thương và tỷ lệ bảo tồn chi của 2 chiến lược nêu trên. Kết luận: Đối với các BN THĐMCDMTĐT nên tái thông mạch đối với các ĐM ở tầng ĐM đến trước và theo dõi lâm sàng, nếu lâm sàng không có cái thiện thì mới tiếp tục tái thông mạch đối với các tầng ĐM phía dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aboyans, V., et al., Risk factors for progression of peripheral arterial disease in large and small vessels. Circulation, 2006. 113(22): p. 2623-9.
2. Gary, T., et al., Neutrophil-to-lymphocyte ratio and its association with critical limb ischemia in PAOD patients. PLoS One, 2013. 8(2): p. e56745.
3. Boufi, M., et al., Systematic review and meta-analysis of endovascular versus open repair for common femoral artery atherosclerosis treatment. J Vasc Surg, 2021. 73(4): p. 1445-1455.
4. Agnelli, G., et al., Morbidity and mortality associated with atherosclerotic peripheral artery disease: A systematic review. Atherosclerosis, 2020. 293: p. 94-100.
5. Takayama, T. and J.S. Matsumura, Complete Lower Extremity Revascularization via a Hybrid Procedure for Patients with Critical Limb Ischemia. Vasc Endovascular Surg, 2018. 52(4): p. 255-261.
6. Kawarada, O., et al., Contemporary critical limb ischemia: Asian multidisciplinary consensus statement on the collaboration between endovascular therapy and wound care. Cardiovasc Interv Ther, 2018. 33(4): p. 297-312.
7. Olivieri, B., et al., On the Cutting Edge: Wound Care for the Endovascular Specialist. Semin Intervent Radiol, 2018. 35(5): p. 406-426.
8. Armstrong, E.J., et al., Multidisciplinary Care for Critical Limb Ischemia: Current Gaps and Opportunities for Improvement. J Endovasc Ther, 2019. 26(2): p. 199-212.
9. Flores, A.M., et al., Benefit of multidisciplinary wound care center on the volume and outcomes of a vascular surgery practice. J Vasc Surg, 2019. 70(5): p. 1612-1619.