MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI NÔNG THÔN THÁI BÌNH

Hải Anh Đỗ 1,, Đình Thoan Trần 1, Thị Ái Nguyễn 1, Quốc Hương Đỗ 1
1 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa Lipid máu ở người cao tuổi khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Có mối liên quan giữa tuổi, giới với tình trạng rối loạn Lipid máu ở người cao tuổi. Tỷ lệ rối loạn Lipid máu của người cao tuổi là nữ cao hơn so với nam, ở nhóm  trên 70 tuổi cao hơn so với dưới 70 tuổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,001 và p<0,05. Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu gấp 2,6 lần người không hút thuốc lá (p< 0,001), người có thói quen uống rượu, bia  có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu gấp 2,3 lần người không uống rượu bia… Nguy cơ tăng cholesterol máu ở nhóm tuổi 70-74 gấp 4,2 lần (OR 95%; CI:2,9-6,2; p<0,001); nhóm tuổi 65-69 gấp 1,5 lần (OR 95%; CI:1,0-2,1; p<0,05) so với nhóm tuổi 60-64. Người cao tuổi có tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao nguy cơ tăng cholesterol gấp 1,5 lần (OR95%; CI:1,1-2,0) và tăng triglycerid gấp 1,7lần (OR95%; CI:1,2-2,2) so với người có chỉ số VE/VM bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang Q, Dong L, Jian Z, Tang X, (2017), "Effectiveness of a PRECEDE-based education intervention on quality of life in elderly patients with chronic heart failure", BMC cardiovascular disorders, 17(1), tr. 262.
2. Phạm Thắng (2003), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch ở người già sống tại cộng đồng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện lão khoa.
3. Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long (2009), "Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu ở nhóm người trên 40 tuổi tại một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ", Tạp chí Y học Thực hành, 6(665)/2009, tr. 52-53.
4. Rashan MAA, Dawood OT, Razzaq HAA, Hassali MA (2016), "The Impact of Cigarette Smoking on Lipid Profile among Iraqi Smokers", International Journal of Collaborative Research on Internal Medicine & Public Health, 2016;8(8), tr. 491-500.
5. Lê Đức Thuận (2010), Hiệu quả sản phẩm sữa bột đậu tương có bổ sung chất xơ thực phẩm và các vi chất dinh dưỡng trong rối loạn lipid máu ở người 30- 59 tuổi, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
6. Shakiba E, Khademi N, Khoramdad M, Alimohamadi Y, Izadi N (2017), "Association of Body Mass Index with Dyslipidemia among the Government Staff of Kermanshah, Iran: A Cross-Sectional Study", Iranian Red Crescent Medical Journal, 2017;19(8).
7. Pawaskar PN, Arun S, Kavana GV, Nayanatara AK, Anupama N, Bhat R (2014), "Association of anthropometric indices of obesity with dyslipidemia: A study from South India", European Journal of Biotechnology and Bioscience, 2014;2(4), pp 59-62.
8. Trần Quang Bình, Phạm Trần Phương, Bùi Thị Nhung (2016), "Đặc điểm và mối liên quan của rối loạn lipid máu với tăng huyết áp ở người trung niên", Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 7(156)2014, XXIV(7(156)2014), tr. 184.