KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT DẠ DÀY BÁN PHẦN CỰC DƯỚI, NẠO VÉT HẠCH D2, NỐI DẠ DÀY - HỖNG TRÀNG TRÊN QUAI Y ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Hoàng Nguyễn 1,, Đức Minh Đỗ 2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật  nội soi cắt bán phần cực dưới kèm nối dạ dày hỗng tràng kiểu chữ Y điều trị ung thư  biểu mô của dạ dày từ tháng 08/ 2020 đến tháng 07/ 2021 tại Bệnh viện Đại học Y hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 39 bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô dạ dày được phẫu thuật  nội soi hoàn toàn cắt bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2, nối dạ dày-hỗng tràng trên quai Y. Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình 61 ± 9,9. Tỉ lệ Nam/Nữ = 1,93. Lý do vào viện hay gặp do đau bụng (77,3%) và xuất huyết tiêu hóa (18,2%), mệt mỏi và gầy sút cân (4,6%). Thời gian phẫu thuật trung bình 209,4 ± 41,1 phút. Tổn thương u ở vị trí hang vị (30 BN) chiếm 68,2%, môn vị 4BN, bờ cong nhỏ 8BN, thân vị và bờ cong lớn có 2 BN. Tỉ lệ sinh thiết thiết diện cắt không còn tế bào ung thư đạt 100%. Thời gian nằm viện trung bình 9,27 ± 3,65 ngày. Không có tai biến trong mổ cũng như chuyển mổ mở. Có 4 BN gặp biến chứng viêm tuỵ độ A sau mổ (chiếm 10,3%), tất cả đều khỏi bằng điều trị nội khoa. Có 1 BN có chảy máu miệng nối sau mổ, được điều trị bảo tồn. Không có tử vong. Kết luận: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt bán phần cực dưới, nạo vét hạch D2, nối dạ dày hỗng tràng kiểu chữ Y là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ramos MFKP, Pereira MA, Dias AR, Ribeiro U, Zilberstein B, Nahas SC. Laparoscopic gastrectomy for early and advanced gastric cancer in a western center: a propensity score-matched analysis. Updates Surg. 2021 Oct;73(5):1867–77.
2. Kitano S, Shiraishi N, Uyama I, Sugihara K, Tanigawa N. A Multicenter Study on Oncologic Outcome of Laparoscopic Gastrectomy for Early Cancer in Japan. Ann Surg. 2007 Jan;245(1):68–72.
3. Emam HMK, Moussa EMM, Abouelmaged M, Ibrahim MRI. Role of Multidetector CT in Staging of Gastric Carcinoma. Journal of Cancer Therapy. 2019 Jul 8;10(7):565–79.
4. Park JH, Jeong SH, Lee YJ, Kim TH, Kim JM, Kwag SJ, et al. Comparison of long-term oncologic outcomes of laparoscopic gastrectomy and open gastrectomy for advanced gastric cancer: A retrospective cohort study. Korean J Clin Oncol. 2018 Jun 30;14(1):21–9.
5. MacLellan SJ, MacKay HJ, Ringash J, Jacks L, Kassam Z, Conrad T, et al. Laparoscopic gastrectomy for patients with advanced gastric cancer produces oncologic outcomes similar to those for open resection. Surg Endosc. 2012 Jul;26(7):1813–21.
6. Park DJ, Han SU, Hyung WJ, Kim MC, Kim W, Ryu SY, et al. Long-term outcomes after laparoscopy-assisted gastrectomy for advanced gastric cancer: a large-scale multicenter retrospective study. Surg Endosc. 2012 Jun; 26(6):1548–53.
7. Eom BW, Kim YW, Lee SE, Ryu KW, Lee JH, Yoon HM, et al. Survival and surgical outcomes after laparoscopy-assisted total gastrectomy for gastric cancer: case–control study. Surg Endosc. 2012 Nov 1;26(11):3273–81.
8. Oñate-Ocaña LF, Aiello-Crocifoglio V, Mondragón-Sánchez R, Ruiz-Molina JM. Survival benefit of D2 lympadenectomy in patients with gastric adenocarcinoma. Ann Surg Oncol. 2000 Apr;7(3):210–7.
9. Maruyama K, Gunvén P, Okabayashi K, Sasako M, Kinoshita T. Lymph node metastases of gastric cancer. General pattern in 1931 patients. Ann Surg. 1989 Nov;210(5):596–602.