ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP MẠCH CỦA BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH CHẬU MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch động mạch chậu mạn tính trên chụp mạch xóa nền kĩ thuật số. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả trên 75 bệnh nhân hẹp tắc mạn tính động mạch chậu được điều trị tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai từ 09/2016 đến 12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình 69,3 ± 9,9 (năm), Nam giới chiếm 93,3%, tăng huyết áp chiếm 72%, hút thuốc lá chiếm 38,7%, đái tháo đường chiếm 37,3%. Tổn thương loét chiếm 29,3%, ABI trung bình 0,3 ± 0,27, ABI £ 0.4 chiếm 69,3%. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm mạch máu chi dưới: tổn thương động mạch chậu đơn thuần (31,2%), phối hợp tầng đùi khoeo (25,0%), trên chụp CLVT mạch máu chi dưới: tổn thương động mạch chậu đơn thuần (26,1%), tổn thương phối hợp tầng đùi khoeo (28,1%). Tổn thương mạch máu trên chụp mạch: Tổn thương động mạch chậu đơn thuần (33,3%), tổn thương kết hợp động mạch chậu đùi khoeo (37,5%); TASC D (34,7%). Kết luận: Tổn thương mạch chi dưới mạn tính do vữa xơ gây ra những hậu quả thiếu máu chi dưới cao và biểu hiện phức tạp và đa tầng trên lâm sàng, siêu âm và chụp mạch.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động mạch chậu, cắt lơp vi tính, siêu âm mạch máu, chụp động mạch xóa nền
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Duy Thắng (2018), Kết quả áp dụng phương pháp phẫu thuật phối hợp can thiệp nội mạch một thì điều trị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
3. Phan Quốc Hùng (2016), Nghiên cứu hiệu quả phục hồi lưu thông mạch máu trong điều trị hẹp tắc động mạch chủ - chậu mạn tính, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Quyết Tiến Phan Quốc Hùng, Phạm Minh Ánh, (2014), "Kết quả điều trị sớm và trung hạn tắc hẹp động mạch chủ chậu mạn tính bằng can thiệp nội mạch", Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 68, tr. 208.
5. Trần Đức Hùng (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh động mạch chi dưới mãn tính, Học viện Quân Y, Hà Nội.
6. Beate Bechter-Hugl (2014), "The influence of gender on patency rates after iliac artery stenting", Elsevier. 59(6), tr. 1588-1596.
7. Christopher D. Leville (2006), "Endovascular management of iliac artery occlusions: extending treatment to TransAtlantic Inter-Society Consensus class C and D patients", J Vasc Surg. 4(3), tr. 2-9.
8. Vladimir Cvetic (2019), "Endovascular treatment of different types of iliac occlusions—Results from an observational study", Marios-Nikos Psychogios, University Hospital Basel, SWITZERLAND. e0222893.
9. Hiatt WR Norgren L (2007), "Inter-Society Consensus for the Manage- ment of Peripheral Arterial Disease (TASC II)", Eur J Vasc Endovasc Surg. 33(1), tr. S1-S75.