ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT LÂU LIỀN CHI DƯỚI Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Thành Toàn Võ 1,, Bảo Lục Nguyễn 1
1 Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vết loét lâu liền chi dưới ở người lớn bằng tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân độ tuổi từ 60 trở lên, có các vết loét lâu liền chi dưới do nhiều nguyên nhân được điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Thống Nhất từ 1/2018 đến 1/2019. Kết quả: Có 20 ca ghép da với tỉ lệ sống 75 - 100%; 4 ca được chuyển vạt hiển che phủ với 3 vạt sống hoàn toàn; 8 ca chuyển vạt da cân cẳng chân cuống ngoại vi sống hoàn toàn. Chuyển vạt cân mỡ với 4 ca vết thương chậm liền. Ngoài ra có 4 ca chuyển vạt cơ sinh đôi thành công. Kết luận: Vết loét chi dưới có nguyên nhân đa dạng hay gặp nhất là ở cổ chân và bàn chân; diễn tiến trong thời gian dài, thường lộ gân, xương và bệnh nhân kèm theo nặng. Điều trị các vết loét lâu liền chi dưới phải can thiệp ngoại khoa. Điều trị bệnh toàn thân sau đó ghép da, chuyển vạt da góp phần giúp vết loét phục hồi nhanh hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masquelet AC, RomanaMC, Wolf G(1992), "Skin island flaps supplied by the vascular axis of the sensitive superficial nerves: anatomic study and clinical experience in the leg". Plast. Reconstr. Surg; 89: 1115-20.
2. Touam C, Roustoucher P, Bhatia A, Oberlin C (2001), "Comparative study of two series of distally based fasiocutaneous flaps for coverage of the lower one-fourth of the leg, ankle, and the foot".Plast. Reconstr. Surg; Feb; 107 (2): 383 – 92.
3. Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến, Lưu Hồng Hải và CS (2006),"Kết quả sử dụng các vạt cơ có cuống mạch nuôi trong điều trị tổn khuyết vùng gối, cẳng chân, cổ chân và bàn chân". Tạp chí Y dược lâm sàng 108- Hà Nội; 51-56.
4. Tăng Hà Nam Anh, T. Bauer, F. Rimarnex, A Lortat-Jacob (2006);"Che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân và cổ chân bằng vạt da – cân cẳng chân cuống mạch xa." Tạp chí Y dược lâm sàng 108- Hà Nội 2006: 39 -45.