ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI ĐẠI TRÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THEO ROME IV
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi đại trực tràng, mô bệnh học (nếu có) trên nhóm bệnh nhân có và không có triệu chứng báo động theo ROME IV và xác định một số yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân có tổn thương u tân sinh nguy cơ cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, ghi nhận triệu chứng lâm sàng và kết quả nội soi đại trực tràng của những bệnh nhân ≥ 18 tuổi đã được nội soi và có triệu chứng của HCRKT theo ROME IV. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 265 ca được nội soi đến manh trành, có 163 trường hợp (61,5%) có triệu chứng của HCRKT theo ROME IV. Kết quả nội soi đại trực tràng ghi nhận: 41,72% bệnh nhân không có tổn thương và 95 trường hợp có tổn thương (33,74% viêm/loét, 9,82% polyp tuyến và 3,68% trường hợp ung thư đại trực tràng). Trong nhóm bệnh nhân không có triệu chứng báo động, tỷ lệ tổn thương sau nội soi đại tràng thấp và không ghi nhận u tân sinh nguy cơ cao. Mô hình dự đoán nguy cơ tổn thương u tân sinh nguy cơ cao là gồm: (1) tuổi, tiêu máu và sụt cân (OR: 1,07, 10,47 và 7,74); (2) tiêu máu, sụt cân và điểm Asian - Pacific Colorectal Screening (OR: 7,47, 1,41 và 2). Kết luận: Trong nhóm bệnh nhân không có triệu chứng báo động, đa số không có tổn thương hoặc không có tổn thương u tân sinh nguy cơ cao. Tỷ lệ u tân sinh nguy cơ cao trong nhóm bệnh nhân HCRKT chiếm tỷ lệ thấp, nhưng tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng báo động và điểm APCS cao. Vì vậy, trước chẩn đoán HCRKT cần chú ý loại trừ những yếu tố nguy cơ này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ruột kích thích, triệu chứng báo động, thang điểm Asian - Pacific Colorectal Screening (APCS), u tân sinh nguy cơ cao
Tài liệu tham khảo
2. Duc Trong Quach, et al (2018), "Asia-Pacific Colorectal Screening score: A useful tool to stratify risk for colorectal advanced neoplasms in Vietnamese patients with irritable bowel syndrome", J Gastroenterol Hepatol, 33 (1), pp. 150-155.
3. J. Hammer, et al (2004), "Diagnostic yield of alarm features in irritable bowel syndrome and functional dyspepsia", Gut, 53 (5), pp. 666-672.
4. Khay-Guan Yeoh, et al (2011), "The Asia-Pacific Colorectal Screening score: a validated tool that stratifies risk for colorectal advanced neoplasia in asymptomatic Asian subjects", Gut, 60 (9), pp. 1236.
5. Mukesh Sharma Paudel, et al (2018), "Prevalence of Organic Colonic Lesions by Colonoscopy in Patients Fulfilling ROME IV Criteria of Irritable Bowel Syndrome", JNMA J Nepal Med Assoc, 56 (209), pp. 487-492.
6. Purav Patel, et al (2015), "Prevalence of organic disease at colonoscopy in patients with symptoms compatible with irritable bowel syndrome: cross-sectional survey", Scandinavian Journal of Gastroenterology, 50 (7), pp. 816-823.
7. Rebecca M. Lovell, Alexander C. Ford (2012), "Global prevalence of and risk factors for irritable bowel syndrome: a meta-analysis", Clin Gastroenterol Hepatol, 10 (7), pp. 712-721.e4.
8. W. E. Whitehead, et al (2006), "Utility of red flag symptom exclusions in the diagnosis of irritable bowel syndrome", Aliment Pharmacol Ther, 24 (1), pp. 137-46.