NHẬN XÉT CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP METHANOL TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Xuân Đặng 1,, Trung Anh Nguyễn 2
1 Trung Tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việt Nam chưa có thuốc giải độc đặc hiệu fomepizol, điều trị ngộ độc methanol  vào các biện pháp chính là hồi sức, lọc máu ngoài cơ thể, dùng bicarbonat tích cực và ethanol đường uống. Mục tiêu: Nhận xét tỷ lệ, đặc điểm và kết quả của các biện pháp điều trị áp dụng cho bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc (TTCĐ). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 107 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol điều trị tại TTCĐ bệnh viện Bạch Mai từ 01/2016 đến 07/2019. Kết quả: Các biện pháp điều trị ở ngộ độc cấp methanol: Thở máy 78,5%; dùng thuốc vận mạch 43,9%, tỉ lệ bệnh nhân phải thở máy và dùng thuốc vận mạch nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p<0,01). Dùng bicarbonat điều trị toan máu ở 99,1% số bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân dùng bicarbonat >500mEq và lượng bicarbonat phải dùng của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p<0,05); có 82,2% bệnh nhân được dùng ethanol 20% đường uống, lượng ethanol trung bình là 1093,8ml; 99,1% bệnh nhân cần phải lọc máu, trong đó 90,7% là lọc máu ngắt quãng HD và 8,4% lọc máu liên tục CVVH. Thời gian lọc máu HD trung bình 7,6 ± 3,34 giờ. Tỉ lệ tử vong cao (41,1%). Kết luận: Điều trị ngộ độc cấp methanol cần sự phối hợp của các biện pháp hồi sức tích cực, sử dụng thuốc kháng độc và lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Như Quỳnh, Lê Đình Tùng, Hà Trần Hưng (2017). Hiệu quả của thẩm tách máu kéo dài trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 21(3), 13-20.
2. Barceloux D.G, et al. (2002). American Academy of Clinical Toxicology practice guidelines on the treatment of methanol poisoning. J Toxicol Clin Toxicol, 40(4), 415-46.
3. Goodman J.W., Goldfarb D.S. (2006). The role of continuous renal replacement therapy in the treatment of poisoning. Semin Dial. 19(5), 402-7.
4. Kute V. B., et al (2012). Hemodialysis for methyl alcohol poisoning: a single-center experience. Saudi J Kidney Dis Transpl. 23(1), 37-43
5. Lee C.Y., Chang E.K., Lin J.L., et al (2014). Risk factors for mortality in Asian Taiwanese patients with methanol poisoning. Ther Clin Risk Manag, 10, 61-7.
6. McMartin K., Jacobsen D, Hovda K.E, et al (2016). Antidotes for poisoning by alcohols that form toxic metabolites. Br J Clin Pharmacol; 81(3):505-15.
7. Wedge M.K., Natarajan S., Johanson C., et al (2012). The safety of ethanol infusions for the treatment of methanol or ethylene glycol intoxication: an observational study. CJEM; 14(5):283-9
8. Zakharov S., Nurieva O., Kotikova K., et al (2017). Positive serum ethanol concentration on admission to hospital as the factor predictive of treatment outcome in acute methanol poisoning. Monatsh Chem, 148(3):409-419.