ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ, SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xã hội, trí tuệ, tâm thần và cơ thể của bệnh nhân và sự ảnh hưởng này có thể nặng nề hơn bất cứ một tình trạng mạn tính nào. Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý, sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng trên người bệnh động kinh tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, được thực hiện trên 210 bệnh nhân động kinh đang được quản lý và điều trị tại huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân kết hợp quan sát, xem hồ sơ quản lý bệnh nhân để lấy thông tin chung, đánh giá mức độ phục hồi chức năng của bệnh nhân. Kết quả: Mức độ tuân thủ điều trị động kinh tốt: 14,3 %; trung bình: 28,6%; kém: 57,1%. Kết quả quản lý của Trạm y tế: mức độ tốt 61,5%; trung bình 38,5%. Kết quả đánh giá quản lý phục hồi chức năng mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 62,9%, trung bình chiếm 31,0% và kém chiếm 6,2%. Kết luận: Việc quản lý động kinh hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn là kiểm soát cơn động kinh, cần phải xem xét phát hiện sớm các rối loạn chức năng tâm lý, các biện pháp can thiệp phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống, các chương trình giáo dục và thông tin về bệnh động kinh và cách điều trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm kỳ thị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sự tuân thủ điều trị, phục hồi chức năng, động kinh
Tài liệu tham khảo
2. Geraldine O' Rourke, et al (2017), "Identifying the barriers to antiepileptic drug adherence among adults with epilepsy", Seizure, 45, pp. 160-168. Journal homepage: www.elsevier.com/locate/yseiz.
3. Hoàng Quốc Hải, Trần Văn Tuấn, Đặng Hoàng Anh (2016), "Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm trí tuệ raven ở bệnh nhân động kinh cơn lớn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Hội thần kinh học Việt Nam. https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/mot-so-dac-diem-lam-sang-va-ket-qua-trac-nghiem-tri-tue-raven-o-benh-nhan-dong-kinh-con-lon-tai-benh-vien-trung-uong-thai-nguyen/
4. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2015), Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay, tr. 1-2.
5. Phạm Thị Kim Liên (2018), “Thực trạng quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại một số xã, phường ở thành phố Thái Bình”, Y học Dự phòng, 28(7).
6. Tô Hồng Đức, Nguyễn Quang Vinh, Trần Diệp Tuấn (2008), "Phân loại cơn động kinh trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 172.
7. Trần Nguyên Ngọc (2012), Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân động kinh ở người lớn tại Thành phố Đà Nẵng.
8. Yirga Legesse Niriayo, et al (2019), “Medication Belief and Adherence among Patients with Epilepsy”, Behavioural Neurology. https://doi.org/10.1155/2019/2806341.