PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG DỰ PHÒNG LOÉT ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Thế Anh Nguyễn 1, Hoàng Dương Tô 1,
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm bệnh nhân và tính phù hợp trong việc sử dụng PPIs để dự phòng loét đường tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức. Đối tượng:  hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực từ 09/2021 đến 12/2021. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả. Kết quả: bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình cao, chủ yếu là nam giới, có nhiều bệnh lý mắc kèm. Các yếu tố nguy cơ tập trung vào: thở máy trên 48 giờ (94.8%), tình trạng nhiễm khuẩn 89.6%; có 75.7% bệnh nhân nằm hồi sức trên một tuần. Tỷ lệ chỉ định PPIs hợp lý khi bắt đầu là 57.1% và tăng lên 85.2% khi xem xét toàn bộ quá trình điều trị. Thêm vào đó, một số không hợp lý trong sử dụng PPIs bao gồm: quá liều dùng (11.4%); đường dùng, chế phẩm phù hợp (41.7%), trong đó đặc biệt là chế phẩm thích hợp cho các bệnh nhân uống qua sonde dạ dày. Kết luận: Cần nâng cao việc đánh giá và sử dụng hợp lý PPIs trong việc dự phòng loét đường tiêu hóa cho bệnh nhân hồi sức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Diên Đức (2016) Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại một bệnh viện tuyến trung ương. http://canhgiacduoc.org.vn/
2. Alsultan MS et all (2010) Pattern of intravenous proton pump inhibitors use in ICU and Non-ICU setting: A prospective observational study. Saudi journal of gastroenterology: official journal of the Saudi Gastroenterology Association 16(4): 275–279. https://doi.org/10.4103/1319-3767.70614
3. Gerald L Weinhouse, MD (2020) Stress ulcers in the intensive care unit: Diagnosis, management, and prevention. www.uptodate.com
4. Rhodes A, et all (2017) Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Intensive care medicine 43(3): 304-377. https://doi.org/10.1007/s00134- 017-4683-6.
5. Toews I, et all (2018) Interventions for preventing upper gastrointestinal bleeding in people admitted to intensive care units. The Cochrane database of systematic reviews, 6(6), CD008687. https://doi.org/10.1002/ 14651858. CD008687.pub2
6. Ye Z, Reintam Blaser A, et all (2020) Gastrointestinal bleeding prophylaxis for critically ill patients: A clinical practice guideline. BMJ (Clinical research ed.) 368: l6722. https:// doi.org/10.1136/bmj.l6722.