ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP DO TĂNG TRIGLYCERIDE THEO PHÂN ĐỘ TĂNG TRIGLYCERIDE CỦA HỘI NỘI TIẾT 2010

Thị Mộng Trinh Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) do tăng triglyceride (TG) làm tăng nguy cơ biến chứng tại chỗ, VTC tái phát, tần suất biến chứng nhiều hơn và tử vong cao hơn so với các nguyên nhân khác. Do vậy việc xác định được các yếu tố liên quan đến phân độ nặng của tăng TG ở nhóm BN VTC do tăng TG là cần thiết và quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân (BN) VTC. Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của BN VTC do tăng TG với phân độ nặng của tăng TG theo Hội nội tiết 2010. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 132 BN VTC do tăng TG nhập viên tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019. BN VTC do tăng TG được chia thành hai nhóm theo phân độ nặng của tăng TG theo Hội nội tiết: tăng TG rất nặng (³ 2000mg/dL) và tăng TG nặng (1000 – 1999mg/dL). Giá trị TG được ghi nhận trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện. Tiến hành khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng VTC do tăng TG và đánh giá sự khác nhau giữa hai nhóm này trong mối liên quan với các yếu tố nhân trắc học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của BN VTC do tăng TG. Kết quả: So với nhóm tăng TG nặng, trung bình hemoglobin (Hb) ở BN VTC do tăng TG cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm tăng TG rất nặng (p=0,017). Có sự khác nhau về thời gian prothrombin (PT) (p=0,001), creatinine (p=0,011) và CRP giờ thứ 48 sau nhập viện (CRP48) (p=0,019) giữa hai nhóm. Tần suất về tiền căn rối loạn lipid máu cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm tăng TG rất nặng (p=0,022). Phân tích đa biến chứng minh tiền căn tăng TG, CRP48, Hb và PT liên quan có ý nghĩa thống kê ở nhóm VTC tăng TG rất nặng (p<0.05). Kết luận: Ở BN VTC do tăng TG, nhóm tăng TG rất nặng có trung bình Hb dài hơn, PT ngắn hơn và creatinine thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm tăng TG nặng. Trong phân tích đa biến, nhóm tăng TG rất nặng liên quan đến tiền căn loạn lipid máu, CRP48, Hb và PT (p<0.05). Viêm tụy cấp do tăng TG có biểu hiện lâm sàng giống với viêm tụy cấp nói chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Liêm (2010), Tương quan giữa tăng Triglyceride máu và độ nặng viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Ranson, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Võ Thị Lương Trân (2018), "So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tụy cấp do tăng Triglyceride máu với viêm tụy cấp do nguyên nhân khác", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 22 (2), pp. 328.
3. Berglund L. et al (2012), "Evaluation and treatmJHent of hypertriglyceridemia: an Endocrine Society clinical practice guideline", J Clin Endocrinol Metab, 97 (9), pp. 2969-2989.
4. Cameron J. L. et al (1973), "Acute pancreatitis with hyperlipemia: the incidence of lipid abnormalities in acute pancreatitis", Ann Surg, 177 (4), pp. 483-489.
5. Fortson M. R. et al (1995), "Clinical assessment of hyperlipidemic pancreatitis", Am J Gastroenterol, 90 (12), pp. 2134-2139.
6. He W. H. et al (2016), "Comparison of severity and clinical outcomes between hypertriglyceridemic pancreatitis and acute pancreatitis due to other causes", Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 96 (32), pp. 2569-2572.
7. Kim J. A. et al (2015), "Influence of blood lipids on global coagulation test results", Annals of laboratory medicine, 35 (1), pp. 15-21.
8. Samar F. (2014), "Correlation of CRP, fasting serum triglycerides and obesity as cardiovascular risk factors", J Coll Physicians Surg Pak, 24 (5), pp. 308-313.
9. Scherer J. et al. (2014), "Issues in hypertriglyceridemic pancreatitis: an update", J Clin Gastroenterol, 48 (3), pp. 195-203.
10. Seo D. et al (2017), "Estrogen-induced acute pancreatitis: A case report and literature review", Obstetrics & gynecology science, 60 (5), pp. 485-489.