KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT MỘT THÌ SỬA CHỮA HAI THẤT BỆNH LÝ HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ-THÔNG LIÊN THẤT KÈM THEO HẸP ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lý Thịnh Trường Nguyễn 1,, Vương Anh Doãn 1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất, bao gồm sửa chữa quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất, cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh hẹp eo động mạch chủ kèm theo lỗ thông liên thất và có tổn thương hẹp đường ra thất trái cần phải can thiệp trong quá trình phẫu thuật. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 10 năm 2020, các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp eo-thiểu sản quai động mạch-thông liên thất có hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau, được phẫu thuật tim hở 1 thì sửa chữa hai thất và phù hợp với tiêu chuẩn được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có tổng số 43 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 37 ngày (IQR, 22-62), cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi phẫu thuật là 3.7kg (IQR, 3.2-4.1). Có 29 bệnh nhân (67.4%) nam và 14 bệnh nhân nữ. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình của nhóm nghiên cứu là 98.7 ± 26.3 phút, thời gian chạy máy trung bình là 135.6 ± 41.5 phút, thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình là 32 ± 11.2 phút. Có 18 bệnh nhân (41.9%) được cắt vách nón, và 25 bệnh nhân (58.1%) được khâu kéo vách nón sang phải nhằm mở rộng đường ra thất trái. Không có bệnh nhân nào có tổn thương van động mạch chủ hoặc tổn thương đường dẫn truyền cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau phẫu thuật. 2 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật. Có 2 bệnh nhân (4.7%) trong nhóm nghiên cứu tử vong sớm tại bệnh viện sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân (2.3%) tử vong muộn, tỷ lệ tử vong chung trong nhóm nghiên cứu là 7%. Có 2 bệnh nhân (5%) cần mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật, 1 bệnh nhân (2.5%) cần nong van ĐMC sau phẫu thuật trong thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 1.5 năm (IQR, 0.6-4). Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sống sót không cần mổ lại sau phẫu thuật ở thời điểm 7 năm lần lượt là 88.5% và 88.5%. Kết luận: Phẫu thuật 1 thì sửa chữa hai thất điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ-thông liên thất và hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau là an toàn và hiệu quả. Mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên đây là nhóm bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi lâu dài sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Truong NLT, Mai NT, Vinh TQ, Anh DV, Duyen MD. Single-stage repair for coarctation with ventricular septal defect: results of 100 cases at a single centre. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2020 Oct 1;31(4):559–64.
2. Jijeh A, Ismail M, Alhabshan F. Growth of left ventricular outflow tract and predictors of future re-intervention after repair for ventricular septal defect and aortic arch obstruction. Cardiol Young. 2017 Sep;27(7):1323–8.
3. Gaynor JW, Wernovsky G, Rychik J, Rome JJ, DeCampli WM, Spray TL. Outcome following single-stage repair of coarctation with ventricular septal defectq. Thorac Surg. 2000;6.
4. Sugiura J, Nakano T, Kado H. Left Ventricular Outflow Tract Obstruction in Aortic Arch Anomalies With Ventricular Septal Defect. Ann Thorac Surg. 2016 Jun;101(6):2302–8.
5. (first)Bove EL, Minich LL, Pridjian AK, Lupinetti FM, Snider AR, Dick M 2nd, Beekman RH 3rd. The management of severe subaortic stenosis, ventricular septal defect, and aortic arch obstruction in the neonate. J Thorac Cardiovasc Surg. 1993 Feb;105(2):289-95; discussion 295-6. PMID: 8429657.
6. Luciani GB, Ackerman RJ, Chang AC, Wells WJ, Starnes VA. One-stage repair of interrupted aortic arch, ventricular septal defect, and subaortic obstruction in the neonate: A novel approach. J Thorac Cardiovasc Surg. 1996 Feb;111(2):348–58.
7. Mallios DN, Gray WH, Cheng AL, Wells WJ, Starnes VA, Kumar SR. Biventricular Repair in Interrupted Aortic Arch and Ventricular Septal Defect With a Small Left Ventricular Outflow Tract. Ann Thorac Surg. 2021 Feb;111(2):637–44.
8. Kanter KR, Kirshbom PM, Kogon BE. Biventricular Repair With the Yasui Operation (Norwood/Rastelli) for Systemic Outflow Tract Obstruction With Two Adequate Ventricles. Ann Thorac Surg. 2012 Jun;93(6):1999–2006.
9. Hickey EJ, Yeh Jr. T, Jacobs JP, Caldarone CA, Tchervenkov CI, McCrindle BW, et al. Ross and Yasui operations for complex biventricular repair in infants with critical left ventricular outflow tract obstruction☆. Eur J Cardiothorac Surg. 2009 Sep 17;S1010794009007696.