SO SÁNH TỶ LỆ BIẾN CỐ CHẢY MÁU, TỶ LỆ BỎ THUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU GIỮA TICAGRELOR VỚI CLOPIDOGREL TRÊN BỆNH NHÂNBỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI

Xuân Thủy Trần 1,, Thị Thu Hương Đinh 2
1 Đại Học Y Dược Thái Bình
2 Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hoàn cảnh nghiên cứu: Ticagrelor là một thuốc kháng kết tập tiểu cầu qua cơ chế ức chế thuận nghịch thụ thể P2Y12. Ưu điểm của thuốc này là không phải chuyển hóa qua gan thành dạng có tác dụng dược lý như clopidogrel. Nghiên cứu PLATO trên bệnh nhân bị hội chứng động mạch vành cấp cho thấy ticagrelor không những có hiệu quả hơn clopidogrel trong phòng ngừa biến cố tim mạch mà thuốc này cũng không làm tăng các biến cố chảy máu. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này trên đối tượng bệnh nhân bị BĐMCD để kiểm chứng xem tỷ lệ biến cố chảy máu, tỷ lệ bỏ thuốc, ảnh hưởng trên một số chỉ số hóa sinh máu của ticagrelor có thực sự tương đương với clopidogrel hay không? Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 178 bệnh nhân bị BĐMCD: nhóm nghiên cứu dùng ticagrelor 90mg x 2 lần/ngày, nhóm chứng dùng clopidogrel 75mg/ngày. Thời gian theo dõi 18-36 tháng. Tiêu chí nghiên cứu là các biến cố mọi loại chảy máu, xuất huyết não, chảy máu gây tử vong, thời gian dùng thuốc trung bình, tỷ lệ bỏ thuốc và nồng độ một số chỉ số hóa sinh máu. Kết quả: Tỷ lệ mọi loại chảy máu ở nhóm nghiên cứu là 7,8%; ở nhóm chứng là 6,8%. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p = 0,79. Tỷ lệ chảy máu phải truyền máu ở nhóm nghiên cứu là 1,1%; ở nhóm chứng là 2,3% với p = 0,546. Có 1 bệnh nhân xuất huyết não ở nhóm chứng. Chúng tôi không gặp bệnh nhân nào chảy máu gây tử vong ở 2 nhóm. Tỷ lệ bỏ thuốc ở nhóm nghiên cứu là 12,4%; ở nhóm chứng là 17%, với OR (CI95%) = 1,46 (0,63 – 3,38). Thời gian dùng thuốc trung bình của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa với p = 0,96. Nồng độ các chỉ số hóa sinh máu: creatinin, GOT, GPT, Bilirubin, glucose và huyết sắc tố ở hai nhóm khi kết thúc điều trị khác biệt không có ý nghĩa với p>0,05.  Kết luận: Tỷ lệ chảy máu, tỷ lệ bỏ thuốc và ảnh hưởng trên một số chỉ số hóa sinh máu của ticagrelor tương đương với clopidogrel  trên bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hiatt W.R, Goldstone J, Smith S et al (2008). Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease Symposium II: nomenclature for vascular diseases. Circulation, 118(25), 2826-9.
2. Pande R. L, Perlstein T. S, Beckman A et al (2011). Secondary prevention and mortality in peripheral artery disease: National Health and Nutrition Examination Study, 1999 to 2004. Circulation, 124(1), 17-23.
3. Hirsch A. T, Criqui M. H et al (2001). Peripheral arterial disease detection, awareness, and treatment in primary care. Jama, 286(11), 1317-24.
4. Mega J.L, Simon T, Collet J.P et al (2010). Reduced-function CYP2C19 genotype and risk of adverse clinical outcomes among patients treated with clopidogrel predominantly for PCI: ametaanalysis. JAMA, 304(16), 1821–1830.
5. Teng R, Oliver S, Hayes MA, Butler K (2010). Absorption, distribution, metabolism and excretion of ticagrelor in healthy subjects. Drug Metab Dispos, 38,1514–21.
6. Wallentin L, Becker R.C et al (2009). Ticagrelor versus clopidogrel in patients with acute coronary syndromes. N Engl J Med, 361(11), 1045-57.