NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG DO KLEBSIELLA PNEUMONIA SINH ESBL TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Bảo Huy Lê 1,, Đức Công Nguyễn 2
1 Bệnh viện Thống Nhất
2 ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Klebsiella pneumonia sinh men betalactam phổ rộng (ESBL K.pneumonia) đang trở thành một tác nhân kháng thuốc cao trong viêm phổi cộng đồng. Muc tiêu: Xác định các đặc điểm viêm phổi cộng đồng và tình trạng đề kháng kháng sinh do vi khuẩn Klebsiella pneumonia sinh ESBL. Kết quả: Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL chiếm 55/146 ca (37,7%) viêm phổi do K.pneumonia. Nam chiếm 61,6%, tuổi trung bình 80,9 ± 8,5. Đau ngực, đông đặc, hội chứng ba giảm gặp nhiều ở nhóm sinh ESBL, ngược lại thở nhanh, khó thở chiếm ưu thế ở nhóm không sinh ESBL. Nhóm ESBL K.pneumonia có PCT tăng (128,5 ± 206,6 pg/ml so với 67,1 ± 147,5), thời gian nằm viện kéo dài (18,1± 11,8 ngày so với 15,4 ±  9,9 ngày), tử vong chiếm 23,6%. Các yếu tố nguy cơ nhiễm tác nhân sinh ESBL là sử dụng kháng axit (OR=2,423; 95% CI 1,2-4,89; p=0,02, hội chứng đông đặc (OR=175; 95% CI 22,5-1360,9; p<0,05). Các yếu tố tiên lượng tử vong mạnh nhất là nhập ICU (OR=28,33; 95% CI 11,72-71,85; p<0,05), thở nhanh > 30 lần/phút (OR=2,246; 95% CI 1,05-4,89; p<0,05), ure máu tăng ≥ 7 µmol/L (OR=2,47; 95% CI 1,15-5,33; p=0,02), NTProBNP máu tăng ≥ 1300 pg/L (OR=5,72; 95% CI 2,37-13,83; p<0,05, Troponin tăng ≥ 43 pg/L (OR=2,483; 95% CI 1,12-5,48; p=0,03) thông khí hỗ trợ (OR 8,86; 95% CI 3,61-21,74; p<0,05. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh chung lần lượt: ceftazidim 74,1,% vs 38,2%, levofloxacin 70,3% vs 46,5%, ciprofloxacin 69,1% vs 49,5%; ertapenem 24,5% vs 36,2%; imipenem 14,5% vs 32,2%; meropenem 16,7% vs 24%, với p<0,05; còn nhạy cảm với Colistin. Kết luận: K.pneumonia sinh ESBL thường gặp trong viêm phổi, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khó thở, đau ngực, đông đặc. Nguy cơ nhiễm ESBL gồm tiền sử nhập viện trong vòng 30 ngày trước, sử dụng kháng axít, hội chứng đông đặc. Tử vong tăng ở bệnh nhân nhập ICU, thông khí hỗ trợ, tăng ure máu,  NTproBNP  và Troponin. Vi khuẩn kháng hầu hết các kháng sinh đang dùng, ngoại trừ Colistin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Thị Nga. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số Procalcitonin viêm phổi mắc phải cộng đồng tại bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2014.
2. Tạ Thị Diệu Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2016.
3. Arancibia F, Bauer TT, Ewig S, et al. Community -acquired pneumonia due to gram-negative bacteria and Pseudomonas aeruginosa: incidence, risk, and prognosis. Arch Intern Med. 2002; 162 (16):1849-1858. doi:10.1001/ archinte. 162.16.1849
4. Christ-Crain M, Jaccard-Stolz D, Bingisser R, et al. Effect of procalcitonin-guided treatment on antibiotic use and outcome in lower respiratory tract infections: cluster-randomised, single-blinded intervention trial. Lancet. 2004;363(9409):600-607. doi:10.1016/S0140-6736(04)15591-8
5. Flanders SA, Stein J, Shochat G, et al. Performance of a bedside C-reactive protein test in the diagnosis of community-acquired pneumonia in adults with acute cough. Am J Med. 2004; 116(8) :529-535. doi:10.1016/ j.amjmed.2003.11.023
6. Lim WS, Lewis S, Macfarlane JT. Severity prediction rules in community acquired pneumonia: a validation study. Thorax. 2000;55(3):219-223. doi:10.1136/thorax.55.3.219.
7. Liu Y., Liu Y., Dai J. et al. Klebsiella pneumoniae pneumonia in patients with rheumatic autoimmune diseases: clinical characteristics, antimicrobial resistance and factors associated with extended-spectrum β-lactamase production. BMC Infect Dis . 2021; 21: 366. https://doi.org/10.1186/s12879-021-06055-1
8. Simonetti AF, Viasus D, Garcia-Vidal C, Carratalà J. Management of community-acquired pneumonia in older adults. Ther Adv Infect Dis. 2014;2(1):3-16. doi:10.1177/2049936113518041
9. Woodhead M, Blasi F, Ewig S, Garau J, Huchon G, Ieven M, et al. Guidelines for the management of adult lower respiratory tract infections‐Full version. 2011;17: E1-E59. doi:10.1111/j.1469-0691.2011.03672.