GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ TREC TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH SUY GIẢM MIỄN DỊCH BẨM SINH Ở TRẺ EM

Huy Khánh Nguyễn 1,, Thị Vân Anh Nguyễn 1, Hải Yến Hoàng 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy giảm miễn dịch thể kết hợp trầm trọng (Severe combined immunodeficiency - SCID), là thể duy giảm miễn dịch tế bào T nghiêm trọng nhất, gây nhiễm trùng nặng ở nhiều cơ quan và tử vong sớm trong 2 năm đầu đời. Bệnh có thể chẩn đoán sớm thông qua xét nghiệm định lượng vòng tròn thụ thể tế bào T (T cell receptor excision circles – TREC) từ mẫu máu ngoại vi. Việc chẩn đoán sớm giúp điều trị sớm và tăng khả năng sống sót ở các bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ TREC ở trẻ sơ sinh và phát hiện trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh SCID tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng: Gồm 47620 trẻ được làm xét nghiệm TREC, trong đó có 12 trẻ có nồng độ TREC ở ngưỡng nguy cơ cao. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh kết hợp hồi cứu và tiến cứu. Kết quả: Nồng độ TREC trung vị 104,0cp/µL. Nồng độ TREC trung vị ở trẻ nam là 98,3cp/µL và nữ là 111,0cp/µL. Nồng độ TREC có xu hướng tăng theo tuần thai, cao nhất ở nhóm từ 28 đến dưới 32 tuần thai: giá trị trung vị là 113,0cp/µL. Tám trong tổng số 12 trẻ có kết quả sàng lọc TREC < 24cp/µL, đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận có 2 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh SCID bằng xét nghiệm phân tích gene, tương đương với tỷ lệ SCID trong quần thể nghiên cứu 4,2/100000 trẻ sinh sống. Kết luận: Sàng lọc SCID bằng phương pháp xét nghiệm định lượng TREC là phương pháp hiệu quả, giúp phát hiện sớm những người bệnh nguy cơ cao, cần được thực hiện rộng rãi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Buckley R.H., Schiff S.E., Schiff R.I. và cộng sự. (1999). Hematopoietic stem-cell transplantation for the treatment of severe combined immunodeficiency. N Engl J Med, 340(7), 508–516.
2. Puck J.M. (2019). Newborn screening for severe combined immunodeficiency and T-cell lymphopenia. Immunol Rev, 287(1), 241–252.
3. Clinical and economic aspects of newborn screening for severe combined immunodeficiency: DEPISTREC study results - PubMed. , accessed: 14/07/2022.
4. Kwan A., Abraham R.S., Currier R. và cộng sự. (2014). Newborn screening for severe combined immunodeficiency in 11 screening programs in the United States. JAMA, 312(7), 729–738.
5. Chien Y.-H., Chiang S.-C., Chang K.-L. và cộng sự. (2015). Incidence of severe combined immunodeficiency through newborn screening in a Chinese population. J Formos Med Assoc Taiwan Yi Zhi, 114(1), 12–16.
6. Douek D.C., McFarland R.D., Keiser P.H. và cộng sự. (1998). Changes in thymic function with age and during the treatment of HIV infection. Nature, 396(6712), 690–695.
7. Rechavi E., Lev A., Lee Y.N. và cộng sự. (2015). Timely and spatially regulated maturation of B and T cell repertoire during human fetal development. Sci Transl Med, 7(276), 276ra25.
8. Rechavi E., Lev A., Simon A.J. và cộng sự. (2017). First Year of Israeli Newborn Screening for Severe Combined Immunodeficiency-Clinical Achievements and Insights. Front Immunol, 8, 1448.
9. Argudo-Ramírez A., Martín-Nalda A., Marín-Soria J.L. và cộng sự. (2019). First Universal Newborn Screening Program for Severe Combined Immunodeficiency in Europe. Two-Years’ Experience in Catalonia (Spain). Front Immunol, 10, 2406.
10. Puck J.M. (2011). Neonatal screening for severe combined immunodeficiency. Curr Opin Pediatr, 23(6), 667–673.