ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K

Văn Tiến Vũ 1,, Thị Huyền Phùng 2, Thị Yến Lê 2, Thị Hòa Nguyễn 2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng của ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng giai đoạn I-III từ 1/2015 đến 6/2021 tại bệnh viện K được ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị, đánh giá thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 29 bệnh nhân. Tuổi trung vị của BN là 56 tuổi; triệu chứng cơ năng thường gặp là đau tức bụng hạ vị (93,1%), triệu chứng thực thể hay gặp nhất là cổ chướng (27,6%), chủ yếu u một bên (93,1%), kích thước u trung vị là 110mm. Tỷ lệ bệnh nhân nhảy cảm với hóa chất bổ trợ nói chung là 65,5%, tỷ lệ giai đoạn I, II và III lần lượt là 100%, 83,3% và 33,3%. Thời gian sống  thêm trung vị BN giai đoạn I, II chưa đạt được, giai đoạn III là 11 tháng. Giai đoạn bệnh là yếu tố chính liên quan đến tiên lượng bệnh. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng có một số đặc điểm lâm sàng đặc trưng khác với các thể ung thư biểu mô khác. BN giai đoạn sớm đạt hiệu quả tốt sau phẫu thuật và hóa chất bổ trợ, BN phát hiện giai đoạn muộn có tiên lượng xấu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fujiwara K, Shintani D, Nishikawa T (2016). Clear-cell carcinoma of the ovary. Ann Oncol,27 Suppl 1:i50-i52.
2. Chan JK, Teoh D, Hu JM, Shin JY, Osann K, Kapp DS (2008). Do clear cell ovarian carcinomas have poorer prognosis compared to other epithelial cell types? A study of 1411 clear cell ovarian cancers. Gynecol Oncol,109(3):370-376.
3. Kurman RJ, Shih IM (2010). The Origin and Pathogenesis of Epithelial Ovarian Cancer- a Proposed Unifying Theory. Am J Surg Pathol, 34(3):433-443.
4. Behbakht K, Randall TC, Benjamin I, Morgan MA, King S, Rubin SC (1998). Clinical characteristics of clear cell carcinoma of the ovary. Gynecol Oncol, 70(2):255-258.
5. Lee HY, Hong JH, Byun JH, et al (2020). Clinical Characteristics of Clear Cell Ovarian Cancer: A Retrospective Multicenter Experience of 308 Patients in South Korea. Cancer Res Treat, 52(1):277-283.
6. Pozzati F, Moro F, Pasciuto T, et al (2018). Imaging in gynecological disease (14): clinical and ultrasound characteristics of ovarian clear cell carcinoma. Ultrasound Obstet Gynecol, 52(6):792-800.
7. Baek SJ, Park JY, Kim DY, et al (2008). Stage IIIC epithelial ovarian cancer classified solely by lymph node metastasis has a more favorable prognosis than other types of stage IIIC epithelial ovarian cancer. J Gynecol Oncol, 19(4):223-228.
8. Tang H, Liu Y, Wang X, et al (2018). Clear cell carcinoma of the ovary: Clinicopathologic features and outcomes in a Chinese cohort. Medicine (Baltimore), 97(21):e10881.
9. Pectasides D, Fountzilas G, Aravantinos G, et al (2006). Advanced stage clear-cell epithelial ovarian cancer: the Hellenic Cooperative Oncology Group experience. Gynecol Oncol, 102(2):285-291.
10. Cooper BC, Sood AK, Davis CS, et al(2002). Preoperative CA 125 levels: an independent prognostic factor for epithelial ovarian cancer. Obstet Gynecol, 100(1):59-64.