TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Thị Thảo Linh Lê 1,, Thị Diệu Linh Phạm 1, Thị Thu Hương Nguyễn 2,3, Kim Anh Đặng1, Thị Hương Lê 1
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người bệnh sa sút trí tuệ (NBSSTT). Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phân tích mối tương quan giữa mức độ suy dinh dưỡng và mức độ sa sút trí tuệ của NBSSTT tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 63 NBSSTT đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022. Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination-MMSE), Thang đánh giá dinh dưỡng giản lược (Mini Nutrition Assessment-MNA), và các chỉ tiêu nhân trắc học. Kết quả: 47,7% đối tượng mắc sa sút trí tuệ mức độ trung bình và nặng. Cân nặng và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể trung bình là 55,5±8,9 (kg) và 32,4±7,3 (%). 74,6% NBSSTT có suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng. Điểm MMSE và điểm MNA có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r.=0,3 (p<0,05). Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng là phổ biến ở NBSSTT. Sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng thường xuyên và dự phòng nguy cơ suy dinh dưỡng là cần thiết cho NBSSTT để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng và tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2012), Dementia: a public health priority, World Health Organization.
2. Volkert D., Chourdakis M., Faxen-Irving G. và cộng sự. (2015). ESPEN guidelines on nutrition in dementia. Clinical Nutrition, 34(6), 1052–1073.
3. Camina Martín M.A., Barrera Ortega S., Domínguez Rodríguez L. và cộng sự. (2012). [Presence of malnutrition and risk of malnutrition in institutionalized elderly with dementia according to the type and deterioration stage]. Nutr Hosp, 27(2), 434–440.
4. Quế P.N.N., Thu N.N., và Thanh H.T.K. (2021). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sa sút trí tuệ điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. VMJ, 507(2).
5. United Nations - Department of economic and social affairs - population division (2015). World Population Prospects: 2015 revision.
6. Caçador C., Teixeira-Lemos E., Oliveira J. và cộng sự. (2021). The Relationship between Nutritional Status and Functional Capacity: A Contribution Study in Institutionalised Portuguese Older Adults. Int J Environ Res Public Health, 18(7), 3789.
7. Meijers J.M.M., Schols J.M.G.A., và Halfens R.J.G. (2014). Malnutrition in care home residents with dementia. J Nutr Health Aging, 18(6), 595–600.
8. Fox B., Henwood T., Neville C. và cộng sự. (2014). Relative and absolute reliability of functional performance measures for adults with dementia living in residential aged care. International Psychogeriatrics, 26(10), 1659–1667.