SẸO THẬN VÀ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG BÀNG QUANG Ở BỆNH NHÂN SAU MỔ DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG BẨM SINH

Duy Việt Nguyễn 1,, Anh Dũng Lê 1, Mạnh Hùng Đỗ 1, Xuân Hoàn Vũ 1, Thanh Liêm Nguyễn 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: mô tả tổn thương thận và liên quan đến chức năng bàng quang ở bệnh nhân sau mổ dị tật cột sống bẩm sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu 62 bệnh nhân sau mổ dị tật nứt đốt sống bẩm sinh tại Bệnh viện nhi Trung ương từ 01/2013 đến 31/03/2019. Tất cả bệnh nhân được chụp xạ hình thận mổ tả tổn thương sẹo thận và đo áp lực bàng quang với các chỉ số như giảm độ co giãn bàng quang, thể tích bàng quang so với tuổi < 65% và áp lực bàng quang ≥ 30 cmH2O, p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Kết quả: có 62 bệnh nhân sau mổ dị tật nứt đốt sống bẩm sinh trong đó thoát vị tủy màng tủy chiếm 72,6% và thoát vị mỡ tủy màng tủy chiếm 27,4%. Giới nam là 43,5% và 53,6% là giới nữ. Có 18 bệnh nhân sẹo thận chiếm 29,0% sẹo thận, tuổi trung bình ở nhóm tổn thương thận cao hơn nhóm không có tổn thương thận: 5,1 ± 3,1 so với 2,4 ± 2,2 tuổi với p = 0,001. Kết quả đo áp lực bàng quang với 41,9% bệnh nhân giảm độ co giãn bàng quang, 12,9% trường hợp thể tích bàng quang so với tuổi < 65% và 22,6% bệnh nhân có áp lực bàng quang ≥ 30 cmH2O. Với những trường hợp giảm độ co giãn bàng quang có 61,5% sẹo thận, thể tích bàng quang so tuổi< 65% có 75,0% sẹo thận và áp lực bàng quang ≥ 30 cmH2O có 71,4% sẹo thận, có ý nghĩa thống kê. Kết luận: sẹo thận liên quan đến chức năng bàng quang với giảm độ co giãn bàng quang, thể tích bàng quang so với tuổi < 65% và áp lực bàng quang ≥ 30 cmH­2O ở bệnh nhân sau mổ dị tật nứt đốt sống bẩm sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ginsberg D (2013). The Epidemiology and Pathophysiology. Am J Manag Care, 19, 191-196.
2. Bauer S.B (2008). Neurogenic bladder: etiology and assessment. Pediatr Nephrol, 23(4), 541-51.
3. Dik P, Klijn A.J, Van Gool J.D et al (2006). Early start to therapy preserves kidney function in spina bifida patients. Eur Urol, 49(5), 908-13.
4. Ozel S.K, Dokumcu Z, Akyildiz C et al ( 2007). Factors affecting renal scar development in children with spina bifida. Urol Int, 79(2), 133-6.
5. Shiroyanagi Y, Suzuki M, Matsuno D et al ( 2009). The significance of 99mtechnetium dimercapto-succinic acid renal scan in children with spina bifida during long-term followup. J Urol, 181(5), 2262-6; discussion 2266.
6. Arora G, Narasimhan K.L, Saxena A.K et al (2006). Risk Factors for Renal Injury in Patients with Meningomyelocele. Indian Pediatrics, 44, 417-420.
7. Prakash R, Puri A, Anand R et al (2017). Predictors of upper tract damage in pediatric neurogenic bladder. J Pediatr Urol, 13(5), 503 e1-503 e7.
8. Bruschini H, Almeida F.G, Srougi M et al (2006). Upper and lower urinary tract evaluation of 104 patients with myelomeningocele without adequate urological management. World J Urol, 24(2), 224-8.