HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMONE TĂNG TRƯỞNG TÁI TỔ HỢP Ở TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT DO HẬU QUẢ NHỎ SO VỚI TUỔI THAI

Thị Thanh Huyền Đặng 1, Thị Bích Ngọc Cấn 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trẻ sinh ra nhỏ so với tuổi thai (SGA) là trẻ có cân nặng khi sinh và/hoặc chiều dài khi sinh thấp hơn ít nhất 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình của quần thể cùng tuổi, giới và chủng tộc. Khoảng 10-15% trẻ SGA không bắt kịp đà tăng trưởng lúc 2 tuổi và điều trị bằng hormone tăng trưởng (GH) có hiệu quả, an toàn trong việc cải thiện chiều cao ở trẻ SGA. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hormone tăng trưởng tái tổ hợp trên trẻ chậm phát triển chiều cao do nhỏ so với tuổi thai tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Đối tượng: gồm 43 trẻ được chẩn đoán chậm phát triển chiều cao do SGA không bắt kịp đà tăng trưởng khi 2 tuổi, được điều trị GH ít nhất 12 tháng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Trẻ được thăm khám lâm sàng, đánh giá các chỉ số cân nặng, chiều cao sau 1 năm, sau 2 năm, 3 năm, 4 năm điều trị GH. Kết quả: 43 trẻ được điều trị GH ở độ tuổi trung bình 5,9 ± 3,0 tuổi. Chiều cao cải thiện qua các năm điều trị với chỉ số Z-score tăng chiều cao từ 2,32 ± 1,30 (năm đầu điều trị), 2,38 ± 0,5 (năm thứ 2), 1,91 ± 0,35 (năm thứ 3) và 1,86 ± 0,35 (năm thứ 4). Tốc độ tăng chiều cao tốt nhất ở nhóm 2-4 tuổi (1,2 ± 0,98 SD) so với nhóm 5-8 tuổi (0,77±0,91 SD) và 9-16 tuổi (-0,7±1,48 SD) với p < 0,05. Chỉ số Z-score cân nặng cải thiện dần qua các năm, từ -3,39 SD (trước điều trị), đến -2,84 SD (sau 1 năm), -2,61 SD (sau 2 năm), -2,41 SD (sau 3 năm) và -2,42 SD (sau 4 năm). Kết luận: Điều trị GH cho trẻ SGA có tác dụng cải thiện chiều cao tốt nhất sau năm đầu, có thể bắt kịp tăng trưởng, đạt được chiều cao bình thường theo tuổi sau 4 năm. Trẻ SGA được điều trị càng sớm thì tốc độ tăng chiều cao sau điều trị càng nhanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adler E., Lambert A.-S., Bouvattier C. et al. (2021). Determinants of Final Height in Patients Born Small for Gestational Age Treated with Recombinant Growth Hormone. Horm Res Paediatr, 94(1–2), 52–62.
2. Argente J., Gracia R., Ibáñez L. et al. (2007). Improvement in growth after two years of growth hormone therapy in very young children born small for gestational age and without spontaneous catch-up growth: results of a multicenter, controlled, randomized, open clinical trial. J Clin Endocrinol Metab, 92(8), 3095–3101.
3. Clayton P.E., Cianfarani S., and Czernichow P. (2007). Management of the Child Born Small for Gestational Age through to Adulthood: A Consensus Statement of the International Societies of Pediatric Endocrinology and the Growth Hormone Research Society. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 92(3), 804–810.
4. Ester W., Bannink E., van Dijk M. et al. (2008). Subclassification of small for gestational age children with persistent short stature: growth patterns and response to GH treatment. Horm Res, 69(2), 89–98.
5. Hokken-Koelega A.C.S., De Ridder M.A.J., and Lemmen R.J. (1995). Children Born Small for Gestational Age: Do They Catch Up? Pediatr Res, 38(2), 267–271.
6. Horikawa R., Tanaka T., Nishinaga H. et al. (2020). The long-term safety and effectiveness of growth hormone treatment in Japanese children with short stature born small for gestational age. Clin Pediatr Endocrinol, 29(4), 159–171.
7. Kum C.D., Rho J.G., Park H.K. et al. (2021). Factors influencing growth hormone therapy effect during the prepubertal period in small for gestational age children without catch-up growth. Ann Pediatr Endocrinol Metab, 26(1), 31–37.
8. Labarta J.I., de Arriba A., Ferrer M. et al. (2020). Growth and metabolic effects of long-term recombinant human growth hormone (rhGH) treatment in short children born small for gestational age: GH-RAST study. J Pediatr Endocrinol Metab, 33(7), 923–932.
9. Lee PA, Gruters A, Tauber M et al. (2008). One year growth hormone (GH) treatment response in short children born small for gestational age (SGA) dependent on baseline characteristics: data from the NordiNet international outcome study (IOS).