THỰC TRẠNG NHẠY CẢM NGÀ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHƯƠNG LIÊN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2022

Văn Tường Lưu 1,, Minh Quang Đặng 2, Anh Chi Nguyễn 1, Thị Thu Hiền Phạm 1, Thị Dung Đào 1
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Y tế quận Đống Đa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhạy cảm ngà và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 424 người từ 60 tuổi trở lên dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng và khám lâm sàng ghi nhận tình trạng nhạy cảm ngà bằng phương pháp kích thích thổi hơi. Kết quả: Tỷ lệ nhạy cảm ngà trong nghiên cứu là 48,4% với trung bình số răng bị nhạy cảm ngà là 2,0 ± 3,8 răng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm vệ sinh răng miệng chưa tốt (RR = 1,7; 95%CI = 1,4 – 2,1), là công nhân viên trước khi nghỉ hưu (RR = 1,3; 95%CI = 1,2 – 1,5), có tình trạng kinh tế nghèo/cận nghèo (RR = 2,3; 95%CI = 1,8 – 3,0).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Canadian Advisory Board on Dentin Hypersensitivity, Consensus-based recommendations for the diagnosis and management of dentin hypersensitivity. J Can Dent Assoc, 2003. 69(4): p. 221-6.
2. Boiko, O.V., et al., Construction and validation of the quality of life measure for dentine hypersensitivity (DHEQ). J Clin Periodontol, 2010. 37(11): p. 973-80.
3. Đinh Văn Sơn, Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule, in Luận án Tiến sĩ y học. 2015, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
4. Martínez-Ricarte, J., et al., Dentinal sensitivity: concept and methodology for its objective evaluation. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 2008. 13(3): p. E201-6.
5. Tống Minh Sơn, Nhạy cảm ngà răng ở cán bộ Công ty Than Thống Nhất, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2012. 80(4): p. 77-80.
6. Que, K., et al., A cross-sectional study: non-carious cervical lesions, cervical dentine hypersensitivity and related risk factors. J Oral Rehabil, 2013. 40(1): p. 24-32.
7. Scaramucci, T., et al., Investigation of the prevalence, clinical features, and risk factors of dentin hypersensitivity in a selected Brazilian population. Clin Oral Investig, 2014. 18(2): p. 651-7.
8. Trần Ngọc Phương Thảo, Mô tả tình trạng, tỷ lệ nhạy cảm ngà và một số yếu tố nguy cơ ở thành phố Hồ Chí Minh, in Luận án Tiến sĩ y học. 2013, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
9. Đỗ Thị Thu Hương, et al., Thực trạng nhạy cảm ngà trên nhân viên công ty HANVICO – Hà Nội Tạp Chí Y học Việt Nam, 2022. 1: p. 512.