ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY-THỰC QUẢN BẰNG BỘ CÂU HỎI QOLRAD

Thị Phương Thanh Phạm 1,, Văn Khiên Vũ 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện TW Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (TNDDTQ) bằng bộ câu hỏi QOLRAD. (2) Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh TNDDTQ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 323 người bệnh TNDDTQ đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 07-12/2021. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TNDDTQ theo bộ câu hỏi QOLRAD. Kết quả: TNDDTQ ảnh hưởng nhiều nhất đến các lĩnh vực sau: Sức sống (3,75± 1,60),  ăn/uống (4,59±1,46), rối loạn giấc ngủ (4,83±1,71), cảm xúc (5,43±1,43), và thể chất/xã hội (6,09±1,08). Các yếu tố: tuổi với lĩnh vực rối loạn giấc ngủ, BMI với tình trạng ăn/uống, thời gian mắc TNDDTQ với lĩnh vực sức sống, đặc điểm kinh tế và số bữa ăn trong ngày với hầu hết các lĩnh vực chất lượng cuộc sống liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Bộ câu hỏi QOLRAD có độ tin cậy và có ý nghĩa trong đánh giá tác động của TNDDTQ đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân TNDDTQ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vakil N, van Zanten SV, Kahrilas P, et al. The Global Consensus Group. The Montreal definition and classification of Gastroesophageal reflux disease: A Global Evidence-Based Consensus. Am J Gastroenterol. 2006;101(8): 1900-1920.
2. Wiklund I. Review of the Quality of Life and Burden of Illness in Gastroesophageal Reflux Disease. Dig Dis. 2004;22(2): 108-114.
3. Kulich KR, Madisch A, Pacini F, et al. Reliability and validity of the Gastrointestinal Symptom Rating Scale (GSRS) and Quality of Life in Reflux and Dyspepsia (QOLRAD) questionnaire in dyspepsia: A six-country study. Health Qual Life Outcomes. 2008;6(1):12.
4. Pace F, Negrini C, Wiklund I, et al. ITALIAN ONE INVESTIGATORS STUDY GROUP. Quality of life in acute and maintenance treatment of non-erosive and mild erosive gastro-oesophageal reflux disease. Aliment Pharmacol Ther. 2005;22(4):349-356.
5. Nocon M, Labenz J, Jaspersen D, et al. Health-related quality of life in patients with gastro-oesophageal reflux disease under routine care: 5-year follow-up results of the ProGERD study. Aliment Pharmacol Ther. 2009;29(6):662-668.
6. Sawaya RA, Macgill A, Parkman HP, et al. Use of the Montreal global definition as an assessment of quality of life in reflux disease. Dis Esophagus Off J Int Soc Dis Esophagus. 2012;25(6):477-483.
7. Ponce J, Beltrán B, Ponce M, et al. Impact of gastroesophageal reflux disease on the quality of life of Spanish patients: the relevance of the biometric factors and the severity of symptoms: Eur J Gastroenterol Hepatol. 2009;21(6):620-629.
8. Kahrilas PJ, Jonsson A, Denison H, et al. Impact of regurgitation on health-related quality of life in gastro-oesophageal reflux disease before and after short-term potent acid suppression therapy. Gut. 2014;63(5):720-726.