NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU GHÉP THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ béo phì và mối liên quan đến đái tháo đường trên đối tượng 3 tháng sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 508 bệnh nhân có thời gian sau ghép thận ≥ 3 tháng được theo dõi và điều trị sau ghép tại BV Việt Đức, từ 09/2017 đến 04/2018. Tất cả các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, đo chiều cao cân nặng, được lấy máu vào buổi sáng trước khi ăn và uống thuốc ức chế miễn dịch. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường (OGTT) khi có chỉ định. Tiến hành chẩn đoán, thừa cân béo phì, tiền đái tháo đường và đái tháo đường sau ghép thận theo tiêu chuẩn. Kết quả: Nhóm thừa cân, béo phì chiếm 30,12% số bệnh nhân nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán NODAT có thừa cân béo phì là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những bệnh nhân không thừa cân béo phì, p = 0,003. Nguy cơ phát triển NODAT trên những bệnh nhân thừa cân béo phì cao gấp 2,13 (95%: 1,29-3,53) so những bệnh nhân không thừa cân béo phì. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ và nguy cơ mắc NODAT cao hơn ở những bệnh nhân thừa cân béo phì, vì thế để tránh thất bại sau ghép và các biến chứng quan, có vẻ hợp lý khi nhấn mạnh rằng những người được ghép tạng phải duy trì cân nặng bình thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thừa cân, béo phì, đái tháo đường sau ghép thận
Tài liệu tham khảo
2. Chakkera, H.A., Y. Kudva, and B. Kaplan, Calcineurin Inhibitors: Pharmacologic Mechanisms Impacting Both Insulin Resistance and Insulin Secretion Leading to Glucose Dysregulation and Diabetes Mellitus. Clin Pharmacol Ther, 2017. 101(1): p. 114-120.
3. Davidson, J., et al., New-onset diabetes after transplantation: 2003 International consensus guidelines. Proceedings of an international expert panel meeting. Barcelona, Spain, 19 February 2003. Transplantation, 2003. 75(10 Suppl): p. Ss3-24.
4. Kasiske, B.L., et al., Diabetes mellitus after kidney transplantation in the United States. Am J Transplant, 2003. 3(2): p. 178-85.
5. Rodrigo, E., et al., New-onset diabetes after kidney transplantation: risk factors. J Am Soc Nephrol, 2006. 17(12 Suppl 3): p. S291-5.
6. Bayes, B., et al., Obesity, adiponectin and inflammation as predictors of new-onset diabetes mellitus after kidney transplantation. Am J Transplant, 2007. 7(2): p. 416-22.
7. Ibernon, M., et al., Low serum mannose-binding lectin as a risk factor for new onset diabetes mellitus after renal transplantation. Transplantation, 2009. 88(2): p. 272-8.
8. Anuurad, E., et al., The New BMI Criteria for Asians by the Regional Office for the Western Pacific Region of WHO are Suitable for Screening of Overweight to Prevent Metabolic Syndrome in Elder Japanese Workers. Journal of Occupational Health, 2003. 45(6): p. 335-343.
9. Genuth, S., et al., Follow-up report on the diagnosis of diabetes mellitus. Diabetes Care, 2003. 26(11): p. 3160-7.