SO SÁNH HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỤT HUYẾT ÁP SAU TÊ TỦY SỐNG MỔ LẤY THAI CỦA NORDRENALINE TRUYỀN TĨNH MẠCH LIÊN TỤC VỚI TIÊM TĨNH MẠCH NGẮT QUÃNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả dự phòng và điều trị tụt huyết áp của phương pháp truyền tĩnh mạch liên tục với tiêm tĩnh mạch ngắt quãng noradrenalin trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh. Có 120 BN GTTS mổ lấy thai phân bổ ngẫu nhiên 2 nhóm bằng nhau. Trình tự tiến hành: Cả hai nhóm được truyền dịch tinh thể trước GTTS liều 10 ml/kg. GTTS khe L2-3. Liều Bupivacain theo chiều cao (7,5 mg- 8,5 mg). Ở nhóm I: truyền noradrenalin liều 0,05 mcg /kg / phút sau GTTS và tăng giảm phạm vi 0-60 ml. Ở nhóm II: dự phòng 1 liều 5 µg / ml sau GTTS và cả 2 nhóm điều trị tụt HA bằng 1 ml (5 µg / ml) cách nhau 1 phút đến khi HA về bình thường. Truyền xong oxytoxin trước khi dừng truyền liên tục. Đánh giá: thay đổi HA, liều noradrenalin, thông số dịch truyền. Kết quả: HA nhóm I cao hơn so với nhóm II ở T3,T4 và T9. Tổng liều noradrenaline nhóm I ( 44,7 ± 12,8 mcg) nhiều hơn ở nhóm II (11,1 ± 7,8 mcg). Số BN bolus ở nhóm I (11,7%) ít hơn nhóm II (43,3 %). Lượng dịch tinh thể sau gây tê nhóm I (568,8 ± 136,6 ml) ít hơn nhóm II (660 ± 178,9 ml). Số BN phải truyền dịch keo nhóm I (6,7%) ít hơn nhóm II (21,7%) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hiệu quả dự phòng của truyền noradrenaline tốt hơn tiêm ngắt quãng và điều trị cần dùng liều bolus, dịch truyền ít hơn tiêm ngắt quãng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Noradrenaline, tụt huyết áp, tê tủy sống mổ lấy thai
Tài liệu tham khảo
2. Singh P.M., Singh N.P., Reschke M. và cộng sự. (2020). Vasopressor drugs for the prevention and treatment of hypotension during neuraxial anaesthesia for Caesarean delivery: a Bayesian network meta-analysis of fetal and maternal outcomes. Br J Anaesth, 124(3), e95–e107.
3. Sharkey A.M., Siddiqui N., Downey K. và cộng sự. (2019). Comparison of Intermittent Intravenous Boluses of Phenylephrine and Norepinephrine to Prevent and Treat Spinal-Induced Hypotension in Cesarean Deliveries: Randomized Controlled Trial. Anesthesia & Analgesia, 129(5), 1312.
4. Ngan Kee W.D., Lee S.W.Y., Ng F.F. và cộng sự. (2018). Prophylactic Norepinephrine Infusion for Preventing Hypotension During Spinal Anesthesia for Cesarean Delivery. Anesth Analg, 126(6), 1989–1994.
5. Nguyễn Cảnh Hào (2020), So sánh hiệu quả của noradenaline và phenylephrine trong điều trị tụt huyết áp sau gây tê tủy sống để mổ lấy thai, luận văn thạc sĩ, Trường đại Học Y Hà Nội.