ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM SINH HÓA BẰNG CÔNG CỤ SIX SIGMA VÀ TỈ LỆ CHỈ SỐ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG

Thăng Long Phạm 1,, Thị Hoa Phù 1, Thị Tiên Xinh Trần 1, Thị Hoa Nguyễn 1, Thị Ngọc Hân Đoàn 1, Thị Ngọc Hiệp Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng xét nghiệm hoá sinh trên hệ thống máy sinh hoá tự động cobas 6000 bằng công cụ six sigma tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tính tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng của phân tích nhằm xác định đúng vấn đề chất lượng còn tồn tại tại phòng xét nghiệm. Nguyên liệu và phương pháp: Giá trị Six Sigma được xác định bởi giá trị biến thiên (CV) từ kết quả nội kiểm tra 3 tháng liên tiếp, Độ lệch  Bias lấy từ kết quả ngoại kiểm tra trong 3 tháng và sai số toàn bộ cho phép (TEa) tham khảo từ CLIA. Nếu giá trị Six Sigma ≥ 6, từ 3 đến 6, và < 3 được đánh giá lần lượt là đẳng cấp thế giới, tốt và không thể chấp nhận. Tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng được tính dựa trên giá trị Six Sigma và CV% của mỗi xét nghiệm. Kết quả: Các xét nghiệm hoá sinh của phòng xét nghiệm có giá trị Sigma> 6 ở cả 2 mức nồng độ gồm: Amylase, HDL-C, Triglycerid; ở mức nồng độ 2 gồm: AST, ALT, LDH. Xét nghiệm có giá trị 3< Sigma <6 ở cả 2 mức nồng độ gồm: ALP, Cholesterol, LDL-C, Protein, Urea, Billirubin TP; ở mức nồng độ 1 gồm: Glucose, LDH, ALT, AST, Calcicum, Acid uric; ở mức nồng độ 2 gồm: Acid uric, Calcicum, Glucose, Albumin, GGT, K+. các xét nghiệm có giá trị sigma<3 ở cả 2 mức nồng độ gồm: Chloride, Creatinin, Na+; ở mức nồng độ 1 gồm: Albumin, GGT, K+. Các xét nghiệm có Sigma<4 thì có chỉ số QGI>1,2 ở mức nồng độ 2 gồm: K+. Chỉ số 0,8< QGI<1,2 ở mức nồng độ 2 gồm: Albumin, Chloride. Các xét nghiệm còn lại có chỉ số QGI<0,8 ở cả 2 mức nồng độ: Billirubin TP, Calcium, Createnin, GGT, Protein TP, Sodium, Urea. Ở nồng độ 1 gồm Acid uric, Albumin, Chloride, K+. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho phép phòng xét nghiệm có đánh giá khách quan về hiệu quả của các xét nghiệm hoá sinh. Từ đó, phòng xét nghiệm có hướng theo dõi và khắc phục đối với nhưng xét nghiệm có giá trị Six Sigma thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schweikhart SA, Dembe AE (2009). The Applicability of Lean and Six Sigma Techniques to Clinical and Translational Research, J Investig Med, 57(7):748-55.
2.Westgard JO, Westgard SA (2006). The quality of laboratory testing today: an assessment of sigma metrics for analytic quality using performance data from proficiency testing surveys and the CLIA criteria for acceptable performance, Am J Clin Pathol, 125:343-354.
3. Desirable Biological Variation Database specifications, www.westgard.com/biodatabase1.htm. [(accessed on 4 March 2018)]
4. Westgard JO, Groth T. Power functions for statistical control rules. Clin Chem 1979;25:863-9.
5. Kumar BV, Mohan T. Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of internal quality control in a clinical chemistry laboratory. J Lab Physicians. 2018;10:194-199.
6. Verma M, Dahiya K, Ghalaut VS, Dhupper V. Assessment of quality control system by sigma metrics and quality goal index ratio: a roadmap towards preparation for NABL. World J Methodol. 2018; 8:44-50.
7. Zhao HJ, Zhang TJ, Zeng J, Hu CH, Ma R, Zhang CB. Investigation and analysis of hemoglobin A1c measurement systems' performance for 135 laboratories in China. Chin Med J (Engl). 2017;130:1079-1084.
8. Bingfei Zhou1, 2. |. (2019). Practical application of Six Sigma management in analytical biochemistry processes in clinical settings. 2.
9. Westgard JO. Statistical Quality Control Procedures. Clin Lab Med. 2013 Mar 1;33(1):111–24.