ĐẶC ĐIỂM PHƠI NHIỄM SARS-COV-2 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2020

Lê An Phạm 1,2,, Ngọc Đăng Trần 2,3, Thị Minh Trang Nguyễn 3, Trường Viên Nguyễn 4, Thị Tường Vy Nguyễn5, Bảo Vy Trần 6, Thị Thu Thảo Nguyễn 2, Thị Hoài Thương Đỗ 2, Như Vinh Nguyễn 1, Sơn Bảo Vi Lâm 7, Tấn Tiến Nguyễn 8,9
1 Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
5 Tạp chí MedPharmRes, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
6 TP. Hồ Chí Minh Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
7 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
8 Phòng thí nghiệm Trọng Điểm Quốc gia - Điều Khiển Số & Kỹ Thuật Hệ Thống (DCSELab), Đại học Bách Khoa - Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
9 Đại học Bách Khoa-Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm phơi nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế (NVYT) tại các bệnh viện (BV) tuyến đầu chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM): BV Bệnh Nhiệt đới, BV Đại học Y Dược TPHCM và BV Trưng Vương từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên 204 NVYT bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả ghi nhận nhóm NVYT phải tiếp xúc ban đầu (khu sàng lọc và cấp cứu) với bệnh nhân trong không gian kín có máy lạnh với tỷ lệ cao (76,6%). Tại khoa hô hấp, khoa truyền nhiễm, khu cách ly, trong bối cảnh làm việc có nguy cơ càng cao, NVYT phải tiếp xúc với số lượng bệnh nhân nhiều hơn với r=0,41 (p=0,01); r=0,58 (p<0,05) và r=0,51 (p<0,05) tương ứng. Tại khoa truyền nhiễm và khu cách ly, NVYT có bệnh nền có khả năng tiếp xúc với số lượng bệnh nhân nhiều hơn với r=0,66 (p=0,01) và r=0,51 (p<0,001) tương ứng. Các phát hiện cho thấy sự cần thiết xây dựng các chiến lược để cải thiện sự bảo vệ của NVYT phù hợp với từng khoa riêng biệt trong các cơ sở chăm sóc bệnh nhân. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Vietnam situation. 2022 12/04/2022]; Available from: https://covid19.who.int/ region/ wpro/country/vn.
2. Schwartz, K.L., et al., Healthcare Worker COVID-19 Cases in Ontario, Canada: A Cross-sectional Study. 2020.
3. Wang, J., M. Zhou, and F. Liu, Reasons for healthcare workers becoming infected with novel coronavirus disease 2019 (COVID-19) in China. J Hosp infect, 2020. 105(1).
4. Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-COV-2). 2020.
5. Lu, J., et al., COVID-19 outbreak associated with air conditioning in restaurant, Guangzhou, China, 2020. Emerging infectious diseases, 2020. 26(7): p. 1628.
6. Nguyen, L.H., et al., Risk of COVID-19 among front-line health-care workers and the general community: a prospective cohort study. The Lancet Public Health, 2020. 5(9): p. e475-e483.
7. Barrett, E.S., et al., Prevalence of SARS-CoV-2 infection in previously undiagnosed health care workers in New Jersey, at the onset of the US COVID-19 pandemic. BMC infectious diseases, 2020. 20(1): p. 1-10.
8. Eyre, D.W., et al., Differential occupational risks to healthcare workers from SARS-CoV-2 observed during a prospective observational study. elife, 2020. 9: p. e60675.