TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U XƠ XƯƠNG HÓA XƯƠNG HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích là mô tả kết quả điều trị của các phương pháp phẫu thuật và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị u xơ xương hóa xương hàm. Một cuộc tìm kiếm đã được thực hiện vào tháng 8 năm 2021. Tiêu chí đủ điều kiện bao gồm các bài báo phải có chẩn đoán bằng mô bệnh học, phương pháp phẫu thuật, thời gian theo dõi và kết quả sau phẫu thuật. Tổng cộng có 40 bài báo và 123 trường hợp. Tỷ lệ tái phát sau phẫu cao nhất ở phẫu thuật nạo là 11,5% với thời gian tái phát là 9,3 năm, phẫu thuật triệt để là 9% với thời gian tái phát là 2,7 năm, phẫu thuật bóc tách là 6,25% với thời gian tái phát là 1 năm và không có sự tái phát ở phẫu thuật kết hợp bóc tách và nạo. Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật ở Nam cao hơn ở nữ, hàm trên cao hơn hàm dưới. Tái phát sau phẫu thuật nhiều nhất ở độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi, những khối u có diễn biến từ 1 đến 5 năm, kích thước khối u từ 2 cm đến 4 cm, khối u có đậm độ cản quang và có ranh giới không rõ ràng. Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật còn cao nhất ở những khối u làm xương vỏ mở rộng. Kết luận: Phẫu thuật bóc tách, phẫu thuật bóc tách kết hợp nạo nên được ưu tiên trong điều trị. Để tăng khả năng thành công sau khi phẫu thuật cần phải lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Liu Y, Wang H, You M, Yang Z, Miao J, Shimizutani K, et al. Ossifying fibromas of the jaw bone: 20 cases. Dentomaxillofac Radiol. 2010;39:57–63
3. Marlinda Adham, Comparison radical surgery versus conservative surgery to decrease post-operative recurrence in ossifying fibroma: systematic review. J Oral Med Oral Surg 2020;26:44
4. Titinchi.Ossifying Fibroma: Analysis of Treatment Methods and Recurrence Patterns. J Oral Maxillofac Surg. 2016;74(12):2409-2419
5. Tejinder Kaur. Cemento-Ossifying Fibroma in Maxillofacial Region: A Series of 16 Cases. Journal of Maxillofacial and Oral Surgery. 2021 Jun;20(2):240-245
6. Suarez-Soto A, Hermosa M, Minguez-Martinez I, Floria-Garcia L, Barea-Gámiz J, Delhom-Valero J, et al. Management of fibro-osseous lesions of the craniofacial area presentation of 10 cases and review of the literature. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2013;18:479–85.
7. Ying Liu. Clinicopathological Characteristics and Prognosis of Ossifying Fibroma in the Jaws of Children: A Retrospective Study. J Cancer. 2017; 8(17): 3592–3597.