ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT TIÊM CHỌN LỌC QUANH RỄ THẦN KINH C5-C7 DƯỚI SIÊU ÂM

Thị Hoa Vũ 1,, Mạnh Cường Phạm 2, Văn Dũng Lê 1, Văn Cường Hoàng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm điện quang - Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tiêm chọn lọc quanh rễ thần kinh C5-C7 dưới hướng dẫn siêu âm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc, tiến cứu 34 bệnh nhân (BN) được tiêm chọn lọc quanh rễ thần kinh (RTK) C5-C7 dưới siêu âm từ tháng 07/2021 đến tháng 07/2022 tại bệnh viện TƯQĐ 108. BN được đánh giá tai biến, biến chứng ngay sau tiêm, đánh giá hiệu quả giảm đau bằng thang điểm Visual analogue scales (VAS) và mức độ suy giảm chức năng cột sống cổ bằng thang điểm Neck Disability Index (NDI) tại thời điểm trước tiêm, sau tiêm 10 phút, sau 2 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 34 BN đau RTK cổ C5-C7 được tiêm chọn lọc quanh rễ, trong đó có 20 nam và 14 nữ với độ tuổi trung bình là 53,59 ± 8,67. Điểm VAS trước tiêm 8 ± 0,85, tại các thời điểm theo dõi sau tiêm 10 phút, 2 tuần, 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 2,03 ± 1,87; 2,59 ± 1,69; 1,79 ± 1,72  và 1,29 ± 1,29 có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Mức suy giảm chức năng cột sống cổ (NDI) trước tiêm là 24,91 ± 7,64, ở thời điểm sau tiêm 1 tháng và 3 tháng là 6,29 ± 5,87 và 4,35 ± 4,14, có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Tỷ lệ thành công sau tiêm với điểm VAS giảm >50% và điểm NDI giảm >40% ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng lần lượt là 91,2% và 97,1%. Trong nhóm nghiên cứu, 5 BN có biến chứng nhẹ (14,7%), trong đó gồm 3 BN chóng mặt, 1 BN chóng mặt và buồn nôn và 1 BN cường phế vị. Không có tai biến nặng sau tiêm. Kết luận: Tiêm chọn lọc quanh RTK là một phương pháp an toàn, hiệu quả, đơn giản và tránh phơi nhiễm tia X để điều trị giảm đau ở BN đau RTK cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schoenfeld AJ, George AA, Bader JO, Caram Jr PM. Incidence and epidemiology of cervical radiculopathy in the United States military: 2000 to 2009. Clinical Spine Surgery. 2012;25(1):17-22.
2. Narouze SN. Ultrasound-guided cervical spine injections: ultrasound “prevents” whereas contrast fluoroscopy “detects” intravascular injections. Regional Anesthesia & Pain Medicine. 2012; 37(2):127-130.
3. Takeuchi M, Kamiya M, Wakao N, et al. A simple, 10-minute procedure for transforaminal injection under ultrasonic guidance to effect cervical selective nerve root block. Neurologia medico-chirurgica. 2014:oa. 2013-0332.
4. Pobiel RS, Schellhas KP, Eklund JA, et al. Selective cervical nerve root blockade: prospective study of immediate and longer term complications. AJNR American journal of neuroradiology. Mar 2009;30(3):507-11. doi:10.3174/ajnr.A1415
5. Kang S, Yang SN, Kim SH, Byun CW, Yoon JS. Ultrasound-guided cervical nerve root block: does volume affect the spreading pattern? Pain Medicine. 2016;17(11):1978-1984.
6. Zhang X, Shi H, Zhou J, et al. The effectiveness of ultrasound-guided cervical transforaminal epidural steroid injections in cervical radiculopathy: a prospective pilot study. Journal of pain research. 2019;12:171-177. doi:10.2147/jpr.s181915
7. Park Y, Ahn JK, Sohn Y, et al. Treatment Effects of Ultrasound Guide Selective Nerve Root Block for Lower Cervical Radicular Pain: A Retrospective Study of 1-Year Follow-up. Annals of rehabilitation medicine. Oct 2013;37(5):658-67. doi:10.5535/arm.2013.37.5.658
8. Scanlon GC, Moeller-Bertram T, Romanowsky SM, Wallace MS. Cervical transforaminal epidural steroid injections: more dangerous than we think? Spine. 2007;32(11):1249-1256.
9. Jee H, Lee JH, Kim J, Park KD, Lee WY, Park Y. Ultrasound-guided selective nerve root block versus fluoroscopy-guided transforaminal block for the treatment of radicular pain in the lower cervical spine: a randomized, blinded, controlled study. Skeletal radiology. 2013;42(1):69-78.