ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY SCHATZKER V-VI BẰNG NẸP KHOÁ MÂM CHÀY NGOÀI VÀ SAU TRONG QUA HAI ĐƯỜNG MỔ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Bảo Lục Nguyễn 1, Thành Toàn Võ 1,
1 Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá điều trị gãy kín mâm chày Schatzker V VI bằng nẹp vít khoá mâm chày ngoài và sau trong qua hai đường mổ tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả trên 18 bệnh nhân có gãy kín mâm chày Schatzker V, VI được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Thống Nhất từ 01/2018 đến 01/2021. Tất cả bệnh nhân được hẹn tái khám lâm sàng và kiểm tra phim X – quang sau mổ. Kết quả:  Gãy kín mâm chày loại V (14 ca) và loại VI (4 ca) theo Schatzker với tỷ lệ nam/nữ là 1,25. Trong đó từ 16 đến 45 tuổi chiếm 83.3%. Nhóm nghề nghiệp thường gặp tai nạn chủ yếu là lái xe máy, các nghề tự do và công nhân với tỷ lệ 83.3% và nguyên nhân chấn thương 61.1% là do tai nạn giao thông, 27.8% tai nạn lao động. Sau mổ 100% lành xương với kết quả 88.9% tốt và rất tốt. Phục hồi giải phẫu cải thiện cấu trúc từ đó phục hồi chức năng mang lại kết quả cao hơn với 66.7% đạt tốt và rất tốt. Kết luận: Kết hợp xương gãy kín mâm chày loại V – VI theo Schatzker bằng hai nẹp vít khoá qua hai đường mổ mang lại kết quả phục hồi tốt và rất tốt trong giải phẫu và chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Khắc Xuân (2020), “Điều trị gãy kín mâm chày Schatzker V, VI bằng nẹp khoá mâm chày ngoài và sau trong qua hai đường mổ” Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
2. Đặng Trung Kiên (2015), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo phân loại Schatzker V-VI bằng nẹp khoá tại Bệnh viện Việt Đức”, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
3. Honkonen S.E., Jarvinen M.J. (1992), "Classification of fractures of the tibial condyles".J Bone Joints Surg Br, 74B(6), 840-847.
4. Insall J.N., Dorr L.D., Scott W.N. (1989). “Rationale of The Knee Society climcal rating system”. Clin Orthop, 248, 13-14.
5. Schatzker J. (1992). "Tibia plateau fractures". Skeletal Trauma. Vol.2, pp 1745-1770.