GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG TRONG CẮT GAN Ở TRẺ EM: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP

Hùng Trần 1,, Văn Huy Nguyễn 1, Hồng Kỳ Đinh 1, Văn Sáng Nguyễn 1, Thị An Nguyễn 1, Hanh Tiệp Đặng 1
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là kỹ thuật gây tê vùng mới, có tác dụng giảm đau tương tự như gây tê khoang cạnh sống, về mặt kỹ thuật dễ thực hiện, ít biến chứng và không bị chống chỉ định tuyệt đối ở bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhi 30 tháng, nặng 12 kg được chẩn đoán u nguyên bào gan. Bệnh nhi được phẫu thuật cắt gan không điển hình phân thùy 6,7. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, giảm đau đa phương thức bao gồm truyền liên tục Fentanyl, paracetamol và gây tê mặt phẳng cơ dựng sống bên phải. Bệnh nhi nằm nghiêng trái, đặt đầu dò siêu âm ngang mức đốt sống ngực 7 bên phải, thực hiện chọc kim gây tê dưới siêu âm, xác định mặt phẳng cơ dựng sống, kiểm tra hút kim không có máu và khí, tiến hành bơm 6ml  dung dịch levobupivacain 0,25% vào mặt phẳng cơ dựng sống. Sau phẫu thuật bệnh nhi được rút ống nội khí quản thuận lợi, an toàn và được chuyển đến phòng hồi tỉnh sau mổ với tình trạng tỉnh hoàn toàn, giảm đau tốt (thang điểm FLACC: 0). Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống lồng ngực một lần với chiến lược giảm đau đa phương thức có tác dụng giảm đau tốt, bệnh nhi có thể rút nội khí quản an toàn, thuận lợi sau khi cắt gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Li J, Pourrahmat MM, Vasilyeva E, Kim PT, Osborn J and Wiseman SM: Efficacy and Safety of Patient-controlled Analgesia Compared With Epidural Analgesia After Open Hepatic Resection: A Systematic Review and Meta-analysis. Ann Surg 2019; 270(2): 200-208
2. Tzimas P, Prout J, Papadopoulos G and Mallett SV: Epidural anaesthesia and analgesia for liver resection. Anaesthesia 2013; 68(6): 628-35
3. Baidya DK, Khanna P and Maitra S: Analgesic efficacy and safety of thoracic paravertebral and epidural analgesia for thoracic surgery: a systematic review and meta-analysis. Interact Cardiovasc Thorac Surg 2014; 18(5): 626-35 4. Yeung JH, Gates S, Naidu BV, Wilson MJ and Gao Smith F: Paravertebral block versus thoracic epidural for patients undergoing thoracotomy. Cochrane Database Syst Rev 2016; 2(CD009121
4. Chen H, Liao Z, Fang Y, Niu B, Chen A, Cao F, Mei W and Tian Y: Continuous right thoracic paravertebral block following bolus initiation reduced postoperative pain after right-lobe hepatectomy: a randomized, double-blind, placebocontrolled trial. Reg Anesth Pain Med 2014; 39(6): 506-12
5. Krediet AC, Moayeri N, van Geffen GJ, Bruhn J, Renes S, Bigeleisen PE and Groen GJ: Different Approaches to Ultrasound-guided Thoracic Paravertebral Block: An Illustrated Review. Anesthesiology 2015; 123(2): 459-74
6. Schreiber KL, Chelly JE, Lang RS, Abuelkasem E, Geller DA, Marsh JW, Tsung A and Sakai T: Epidural Versus Paravertebral Nerve Block for Postoperative Analgesia in Patients Undergoing Open Liver Resection: A Randomized Clinical Trial. Reg Anesth Pain Med 2016; 41(4): 460-8
7. Patnaik R, Chhabra A, Subramaniam R, Arora MK, Goswami D, Srivastava A, Seenu V and Dhar A: Comparison of Paravertebral Block by Anatomic Landmark Technique to Ultrasound-Guided Paravertebral Block for Breast Surgery Anesthesia: A Randomized Controlled Trial. Reg Anesth Pain Med 2018; 43(4): 385-390
8. Forero M, Adhikary SD, Lopez H, Tsui C and Chin KJ: The Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Reg Anesth Pain Med 2016; 41(5): 621-7
9. Huang W, Wang W, Xie W, Chen Z and Liu Y: Erector spinae plane block for postoperative analgesia in breast and thoracic surgery: A systematic review and meta-analysis. J Clin Anesth 2020; 66(109900
10. Fang B, Wang Z and Huang X: Ultrasound-guided preoperative single-dose erector spinae plane block provides comparable analgesia to thoracic paravertebral block following thoracotomy: a single center randomized controlled double-blind study. Ann Transl Med 2019; 7(8): 174