CÁC KIỂU HỌC TẬP ƯA THÍCH CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT NGHIÊN CỨU CẮT NGANG MÔ TẢ

Ngọc Liên Liêu 1,, Thụy Khánh Linh Trần 1, Thụy Phương Hồng Huỳnh 1, Thị Ngọc Phương Nguyễn 1, Thị Ngọc Ánh Lê 2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Viện Y tế Công Cộng Tp.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định điểm trung bình các kiểu học tập ưa thích của sinh viên điều dưỡng Đại học Y Dược Tp.HCM theo thang đo của Peter Honey và Alan Mumford. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 116 sinh viên điều dưỡng năm cuối (năm 4) tại Đại học Y Dược Tp.HCM. Nghiên cứu sử dụng thang đó đánh giá kiểu học tập theo Peter Honey và Alan Mumford gồm 80 câu được dịch từ tiếng anh sang tiếng việt và dịch ngược từ tiếng việt qua tiếng anh để kiểm tra sự tương đồng về ngôn ngữ trước khi chuyển đến sinh viên tự điền theo hình thức trực tuyến. Có 4 kiểu học tập gồm hành động, quan sát, lý luận và thực nghiệm, mỗi kiểu được đánh giá qua 20 câu hỏi, trong đó mỗi câu hỏi là 1 điểm. Các phép thống kê sử dụng trong nghiên cứu gồm kiểm định chính xác Fisher, chi bình phương, T-test và Mann Whitney, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi α<0,05. Kết quả: Đa số các sinh viên tham gia nghiên cứu ở tuổi 21 (84,5%), nữ nhiều hơn nam (88,8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểu học tập quan sát được sinh viên ưa thích nhất bất kể là nam hay nữ, kế đến là kiểu lý luận và kiểu thực nghiệm, trong khi kiểu hành động có số điểm được lựa chọn ít nhất. Các sinh viên có học lực trung bình và khá ưa thích kiểu học tập hành động nhiều hơn các sinh viên có học lực giỏi và xuất sắc (p<0,05). Nhóm sinh viên có đi làm thêm ưa thích kiểu học tập hành động và thực nghiệm nhiều hơn nhóm sinh viên không đi làm thêm (p<0,05). Kết luận: Nhà trường và các giảng viên cần xây dựng phương pháp và chiến lược giảng dạy phù hợp với kiểu học tập mà sinh viên ưa thích để tạo động lực và nâng cao kết quả học tập của sinh viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arthurs JB. A juggling act in the classroom: managing different learning styles. Teach Learn Nurs. 2007;2(1):2–7.
2. Honey P, Mumford A, (2000). The Learning Styles Questionnaire 80-item version. Peter Honey Publications Limited, Berks.
3. Alharbi HA, Almutairi AF, Alhelih E M, Alshehry AS (2017). The learning preferences among nursing students in the King Saud University in Saudi Arabia: a cross-sectional survey. Nursing research and practice, 2017, 1-7, https://doi.org/10.1155/2017/3090387
4. Bhalli MA, Khan IA, Sattar A. Learning style of medical students and its correlation with preferred teaching methodologies and academic achievement. Journal of Ayub Medical College Abbottabad, 2016; 27(4), 837-842.
5. Fleming S, Mckee G, Huntley-Moore S. Undergraduate nursing students' learning styles: A longitudinal study. Nurse education today, 2011; 31(5), 444-449.
6. Valley K. Learning styles and courseware design. Assoc Learn Tech J 1997;5:42–51.
7. Rassool GH, Rawaf S. Learning style preferences of undergraduate nursing students Nursing Standard, 2007; 21 (32), pp. 35–41.
8. Zapalska AM, Dabb H. Learning styles. Journal of Teaching in International Business, 2002; 13(3-4), 77 -97.