ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U TUYẾN THƯỢNG THẬN LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN K

Trung Thông Phạm 1, Văn Trọng Nguyễn 2,, Văn Vụ Kim 1,2, Tiến Trung Nguyễn 1, Anh Hoàng 1
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận lành tính tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân u tuyến thượng thận lành tính được phẫu thuật nội soi cắt u tại bệnh viện K từ 01/2017 - 06/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 47,5 ± 13,8 (20 – 72 tuổi), tỷ lệ nữ/nam là 1,1; tiền sử nội khoa gồm tăng huyết áp (25%) và đái tháo đường (11,7%); 15% có phẫu thuật vùng bụng trước đó; khối u hay gặp bên phải (55%); với kích thước u trung bình 4,11 ± 1,42cm; 10% có tăng catecholamin (chiếm 60% u tủy thượng thận). Về mô bệnh học, u vỏ thượng thận hay gặp nhất (58,3%) sau đó là u tủy thượng thận (16,7%) và u hạch thần kinh (8,3%). Đa số trường hợp cắt toàn bộ tuyến (58,3%); thời gian phẫu thuật trung bình: 100 phút, thời gian có trung tiện: 1,64 ± 0,55 ngày; thời gian nằm viện: 4,52 ± 1,03 ngày. Biến chứng trong mổ gồm rối loạn huyết động (5%) và chảy máu (3,3%); không xảy ra biến chứng sau mổ và không có tử vong sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị u tuyền thượng thận là một phẫu thuật an toàn, đem lại hiệu quả cao và đạt được nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Cần cân nhắc tới kích thước của u, bệnh lý toàn thân của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jung-Min Lee, Mee Kyoung Kim, Seung-Hyun Ko, et al, (2017). Clinical Guidelines for the Management of Adrenal Incidentaloma. Endocrinol Metab (Seoul). 32(2), 200-218.
2. Chen Y, Chomsky-Higgins K Scholten A, Nwaogu I, Gosnell JE, Seib C, Shen WT, Suh I, Duh QY, (2018). Risk Factors Associated With Perioperative Complications and Prolonged Length of Stay After Laparoscopic Adrenalectomy. JAMA Surg. 153(11), 1036-1041.
3. Nguyễn Minh Châu, (2014). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận. Luận văn Thạc sỹ y học - Đại học Y Hà Nội.
4. Economopoulos KP, Lubitz CC Phitayakorn R, Sadow PM, Parangi S, Stephen AE, Hodin RA, (2016). Should specific patient clinical characteristics discourage adrenal surgeons from performing laparoscopic transperitoneal adrenalectomy? Surgery. 159(1), 240-8.
5. AACE/AAES, (2009). Guidelines for the management of adenal incidentolomees. Endocrine practice. 15(1)
6. Mantero F, Massimo Terzolo, Giorgio Arnaldi, et al, (2000). A Survey on Adrenal Incidentaloma in Italy 2000. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 85(2).
7. Ikeda. Y, H. Takami, Y. Sasaki, J. Takayama, (2003). Is Laparoscopic Partial or Cortical-Sparing Adrenalectomy Worthwhile. Eur Surg. 35(2), 89-92.
8. Coste T, Caiazzo R, Torres F, et al, (2017). Laparoscopic adrenalectomy by transabdominal lateral approach: 20 years of experience. Surg Endosc. 31(7), 2743-2751.
9. Đỗ Trường Thành, Trịnh Hoàng Giang, (2013). Đánh giá kết quả điều trị u vỏ tuyến thượng thận bằng phẫu thuật nội soi qua đường bụng. Tạp chí Y học thực hành. 893, 84-86.