KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ĐỐI VỚI SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

Trung Anh Nguyễn 1,2,, Thị Hoài Thu Nguyễn 1, Huyền Chi Trịnh 2, Thị Xuân Đặng 3, Thắng Phạm 1
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Chống Độc, bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sa sút trí tuệ là một bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc bệnh sa sút trí tuệ. Tuy nhiên kiến thức và thái độ của nhân viên y tế với Sa sút trí tuệ còn hạn chế.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu đánh giá kiến thức và thái độ của nhân viên y tế đối với bệnh sa sút trí tuệ (SSTT) tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019. Đây là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2019 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bác sĩ và điều dưỡng làm việc toàn thời gian tại bệnh viện Lão khoa Trung ương và đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng 02 bộ câu hỏi để phỏng vấn kiến thức và thái độ của nhân viên y tế bao gồm Alzheimer's Disease Knowledge Scale (ADKS) và the Dementia Attitudes Scale (DAS). Các biến khác sử dụng bao gồm tuổi, giới, nơi sống, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân SSTT và tham dự bất kỳ khóa học nào về SSTT. Tổng số 142 nhân viên y tế tham gia có 130 điều dưỡng (91.5%) và 12 bác sĩ (9.5%). Tuổi dao động từ 20-39 tuổi.Tỉ lệ kiến thức tốt và rất tốt là 97.2% còn tỉ lệ thái độ rất tốt là 29.9%.Kết quả cho thấy cải thiện thái độ của nhân viên y tế với SSTT rất quan trọng và cần có nhiều chương trình đào tạo cũng như nghiên cứu để cải thiện kiến thức và thái độ của nhân viên đối với SSTT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anderson G, Oderkirk J, Organisation for Economic Co-operation and Development, Ontario Brain Institute, University of Toronto. Institute of Health Policy Management and Evaluation. Dementia research and care: can big data help? Paris: OECD; 2015.
2. Adams T, Clarke CL, Royal College of Nursing (Great Britain). Dementia care: developing partnerships in practice. London; New York: Bailliere Tindall; 1999.
3. Adams T, Manthorpe J. Dementia care. LondonNew York: Arnold ;Distributed in the USA by Oxford University Press; 2003.
4. Coope B, Richards FA. ABC of dementia. In: ABC series. Chichester, West Sussex: Wiley Blackwell,; 2014.
5. Burns A, Robert P, group Is. Dementia care: international perspectives. Curr Opin Psychiatry. 2019.
6. Burns AS, Robert P. Dementia care: international perspectives. First edition. ed. Oxford: Oxford University Press; 2019.
7. Jones GMM, Miesen BrML. Care-giving in dementia: research and applications. London; New York: Tavistock/Routledge; 1992.
8. Innes A. Dementia care mapping : applications across cultures. Baltimore: Health Professions Press; 2003.
9. Irving K. New developments in dementia prevention research: state of the art and future possibilities. In: Milton Park, Abingdon, Oxon; New York, NY: Routledge,; 2019.