ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA XÉT NGHIỆM BILAN LIPID MÁU VÀ TÍNH TỈ LỆ CHỈ SỐ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG

Thăng Long Phạm 1,, Thị Hoa Nguyễn 1, Thị Ngọc Hân Đoàn 1, Thị Ngọc Hiệp Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1.Tính giá trị Six Sigma của xét nghiệm Bilan lipid trên hệ thống máy Cobas 6000 và Cobas 8000 bằng dữ liệu nội kiểm tra. 2. Tính tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng để chỉ ra vấn đề là độ lặp lại hay độ đúng của các xét nghiệm có mức sigma thấp. Nguyên liệu và phương pháp: Giá trị Six Sigma được xác định bởi giá trị biến thiên (CV%) lấy từ kết quả nội kiểm tra trong 3 tháng, Bias lấy từ kết quả ngoại kiểm tra 3 tháng liên tiếp từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021 và sai số toàn bộ cho phép (TEa) tham khảo từ CLIA. Nếu giá trị Six Sigma ≥ 6, từ 3 đến 6, và < 3 được đánh giá lần lượt là đẳng cấp thế giới, tốt và không thể chấp nhận. Tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng được tính dựa trên giá trị Six Sigma và CV% của mỗi xét nghiệm. Kết quả: Các xét nghiệm có giá trị Sigma>=6 gồm Triglycerid, HDL-C ở cả 2 mức nồng độ trên máy Cobas 6000. Các xét nghiệm 4=< Sigma<5 gồm Cholesterol-TP, LDL-C ở 2 mức nồng độ trên máy Cobas 6000 và Triglycerid ở 2 mức nồng độ trên máy Cobas 8000. Các xét nghiệm có giá trị sigma<3 gồm Cholesterol-TP, HDL-C, LDL-C ở 2 mức nồng độ trên máy Cobas 8000. Chỉ số QGI trên máy Cobas 8000 nhỏ hơn 0,8 chỉ ra vấn đề rằng ở các xét nghiệm Cholesterol-TP, LDL-C là độ lặp lại. Chỉ số QGI trên máy Cobas 8000 >=1,2 chỉ ra vấn đề rằng xét nghiệm HDL-C ở cả 2 mức nồng độ là độ đúng. Kết luận: Có thể sử dụng thang Sigma để thường xuyên đánh giá hiệu năng xét nghiệm dựa trên các dữ liệu nội kiểm tra và ngoại kiểm tra sẵn có của phòng xét nghiệm.Từ đó, giúp phòng xét nghiệm lựa chọn đơn giản và trực quan hơn chiến lược kiểm soát chất lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Westgard JO (2016). Useful measures and model for analytical quality management in medical laboratoories. Clin Chem Lab Med, 54(2): 223- 233.
2. Westgard JO, Klee GG (2006). Quality management. In: Burtis CA, Ashwood ER, Bruns DE, editors. Tietz textbook of clinical chemistry, 4th ed. Philadelphia: Sauders
3. Westgard JO, Groth T. Power functions for statistical control rules. Clin Chem 1979;25:863-9.
4. Kumar BV, Mohan T. Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of internal quality control in a clinical chemistry laboratory. J Lab Physicians. 2018;10:194-199.
5.Westgard JO, Westgard SA (2006). The quality of laboratory testing today: an assessment of sigma metrics for analytic quality using performance data from proficiency testing surveys and the CLIA criteria for acceptable performance, Am J Clin Pathol, 125:343-354.
6.Desirable Biological Variation Database specifications, www.westgard.com/ biodatabase1.htm.
7. Sunil Kumar Nanda, L. R. (2013). Quantitative Application of Sigma Metrics in Medical Biochemistry. Journal of Clinical and Diagnostic Research, 2689.