NGHIÊN CỨU CHUYỂN NGỮ THANG ĐO FLACC SANG TIẾNG VIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU MỔ CHO TRẺ DƯỚI 3 TUỔI

Thạch Thảo Giang 1, Thị Thu Vũ 1, Xuân Phúc Nguyễn 1, Thu Trang Hoàng 1, Thị Thu Hằng Nguyễn 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thang đo FLACC là thang đo phổ biến để đánh giá mức độ đau của những trẻ dưới 3 tuổi hoặc trẻ có khiếm khuyết chức năng thần kinh trên thế giới và cả ở Việt Nam. Chưa có nghiên cứu đánh giá về giá trị nội dung khi chuyển ngữ sang tiếng Việt của thang đo này. Mục tiêu: Đánh giá tính giá trị nội dung chuyển ngữ thang đo FLACC sang tiếng Việt và khả năng áp dụng thang điểm này trong đánh giá đau sau mổ cho trẻ dưới 3 tuổi. Phương pháp:  Thang đo được phiên dịch sang tiếng Việt bởi 2 bác sỹ độc lập. bản dịch tiếng Việt sau đó được thống nhất, và được dịch ngược sang tiếng Anh. Phiên bản tiếng Việt đã thống nhất và phiên bản tiếng Anh dịch ngược được chuyên gia phiên dịch y khoa đánh giá tính giá trị nội dung so với phiên bản gốc và hình thành thang đo tiếng Việt hoàn chỉnh.  Kết quả: Thang đo FLACC tiếng Việt và thang đo dịch ngược được chuyên gia đánh giá có nội dung tương đồng với phiên bản gốc. Thời gian trung bình điều dưỡng phụ mê đánh giá đau cho trẻ là 2 phút. Thang đo được đánh giá là dễ sử dụng, có khả năng áp dụng trên lâm sàng và có ý nghĩa phân loại mức độ đau của trẻ. Kết luận: Phiên bản chuyển ngữ sang tiếng Việt của thang đo FLACC có tính giá trị nội dung tương đồng so với phiên bản gốc, thang đo có khả năng áp dụng cao, có thể thực hiện dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yoko M. IASP Announces Revised Definition of Pain. International Association for the Study of Pain (IASP). Accessed July 31, 2022. https:// www.iasp-pain.org/publications/iasp-news/iasp-announces-revised-definition-of-pain/
2. ANZCA | Essential Pain Management program. Accessed July 31, 2022. https:// www.anzca.edu.au/safety-advocacy/global-health/essential-pain-management
3. Freund D, Bolick BN. CE: Assessing a Child’s Pain. AJN The American Journal of Nursing. 2019;119(5):34-41. doi:10.1097/01.NAJ.0000557888.65961.c6
4. Merkel SI, Voepel-Lewis T, Shayevitz JR, Malviya S. The FLACC: a behavioral scale for scoring postoperative pain in young children. Pediatr Nurs. 1997;23(3):293-297.
5. Manworren RCB, Hynan LS. Clinical validation of FLACC: preverbal patient pain scale. Pediatr Nurs. 2003;29(2):140-146.
6. Voepel-Lewis T, Zanotti J, Dammeyer JA, Merkel S. Reliability and validity of the face, legs, activity, cry, consolability behavioral tool in assessing acute pain in critically ill patients. Am J Crit Care. 2010;19(1):55-61; quiz 62. doi: 10.4037/ ajcc2010624
7. Crellin DJ, Harrison D, Santamaria N, Babl FE. Systematic review of the Face, Legs, Activity, Cry and Consolability scale for assessing pain in infants and children: is it reliable, valid, and feasible for use? Pain. 2015;156 (11):2132-2151. doi:10.1097/j.pain.0000000000000305
8. Lempinen H, Pölkki T, Kyngäs H, Kaakinen P. Feasibility and Clinical Utility of the Finnish Version of the FLACC Pain Scale in PICU. Journal of Pediatric Nursing. 2020;55:211-216. doi:10.1016/ j.pedn.2020.07.011
9. Voepel-Lewis T, Merkel S, Tait AR, Trzcinka A, Malviya S. The reliability and validity of the Face, Legs, Activity, Cry, Consolability observational tool as a measure of pain in children with cognitive impairment. Anesth Analg. 2002;95(5):1224-1229, table of contents. doi:10.1097/00000539-200211000-00020