KHẢO SÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN ĐA KHOA THUỘC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Thanh Tâm Lê 1, Hương Thảo Nguyễn 1,
1 Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ðặt vấn đề: Các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problems, DRPs) thường gặp ở bệnh nhân (BN) ngoại trú, có thể làm giảm hiệu quả và an toàn trong điều trị. Do đó, việc xác định DRPs trong kê đơn và các yếu tố liên quan là cần thiết để tối ưu hóa việc điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất, các loại DRPs trong kê đơn cho BN ngoại trú và các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRPs. Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên các đơn thuốc của BN điều trị ngoại trú tại một bệnh viện đa khoa hạng 1 ở thành phố Thủ Đức, từ 1/11/2021 đến tháng 15/11/2021. DRPs được xác định bằng cách so sánh đơn thuốc được kê với các nguồn tài liệu tham khảo: Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, Dược thư quốc gia Việt Nam 2018, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, Uptodate và eMC. Sau đó, DRPs được phân loại theo Hệ thống chăm sóc dược Châu Âu (Pharmaceutical Care Network Europe, PCNE) phiên bản 9.1. Các yếu tố liên quan đến sự xuất hiện DRPs được xác định bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Có 5773 đơn thuốc được khảo sát (tuổi trung vị của BN là 60 (50 – 67), nữ chiếm 54%). Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 DRP là 66,9%. Các loại DRPs ghi nhận được liên quan đến lựa chọn thuốc (6,7%), liều dùng (29,8%), tần suất dùng thuốc (24,0%) và thời điểm dùng thuốc (26,8%). BN có ≥ 3 bệnh kèm, sử dụng ≥ 5 loại thuốc có nguy cơ gặp phải DRP cao hơn so với BN có ít bệnh kèm hơn hay sử dụng thuốc ít hơn (OR lần lượt là OR =1,358, CI:1,201 – 1,536, p < 0,001; OR =3,814, CI:3,133 – 4,641, p < 0,001). Đơn thuốc ở phòng khám nội tiết ít xảy ra DRP hơn (OR =0,736, CI:0,628 – 0,862, p < 0,001) và đơn thuốc của phòng khám nội tổng hợp có nguy cơ gặp phải DRP cao hơn hơn phòng khám nội tim mạch (OR =2,068, CI:1,782 – 2,400, p < 0,001). Đơn thuốc của bác sĩ nam liên quan đến việc tăng nguy cơ xảy ra DRP so với đơn thuốc của bác sĩ nữ (OR =1,330, CI:1,178 – 1,503, p < 0,001). Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính của BN và học vị bác sĩ đến sự xuất hiện DRPs. Kết luận: Khoảng hai phần ba đơn thuốc của BN ngoại trú có ít nhất 1 DRP. Cần có can thiệp phù hợp, đặc biệt trên các đơn thuốc của BN có nhiều bệnh kèm hay sử dụng nhiều thuốc, để giảm thiểu DRPs trong kê đơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ánh Nhựt, Lê Trần Thanh Vy, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo. Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện ở Cần Thơ năm 2019. Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh; 2019. 23(6):350-4.
2. Trương Trần Anh Thư, Nguyễn Hương Thảo, Nguyễn Thắng. Đánh giá các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn cho bệnh nhân bệnh mạch vành tại Cần Thơ. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; 2020. 24(2):142-6.
3. Abdela OA, Bhagavathula AS, Getachew H, Kelifa Y. Risk factors for developing drug-related problems in patients with cardiovascular diseases attending Gondar University Hospital, Ethiopia. Journal of pharmacy & bioallied sciences; 2016. 8(4):289-95.
4. Abunahlah N, Elawaisi A, Velibeyoglu FM, Sancar M. Drug related problems identified by clinical pharmacist at the Internal Medicine Ward in Turkey. International journal of clinical pharmacy; 2018. 40(2):360-7.
5. Al-Azzam SI, Alzoubi KH, AbuRuz S, Alefan Q. Drug-related problems in a sample of outpatients with chronic diseases: a cross-sectional study from Jordan. Therapeutics and clinical risk management; 2016. 12:233-9.
6. Henderson JT, Weisman CS. Physician gender effects on preventive screening and counseling: an analysis of male and female patients' health care experiences. Med Care.; 2001. 39(12):1281-92.
7. Pharmaceutical Care Network Europe. Classification for Drug-Related Problems V9.1. 2020 < https://www.pcne.org/ upload/files/ 413_PCNE_classification_V9-1_final.pdf >, accessed on 16/02/2022.
8. Greeshma M., Lincy S., Maheswari E. et al. Identification of drug related problems by clinical pharmacist in prescriptions with polypharmacy: A Prospective Interventional Study. Journal of Young Pharmacists; 2018. 10(4): 460 – 465.