HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CẢNH BÁO TƯƠNG TÁC THUỐC-THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRÊN PHẦN MỀM KÊ ĐƠN TẠI BỆNH VIỆN 19-8
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả việc cảnh báo tương tác thuốc-thuốc bất lợi khi kê đơn trên phần mềm quản lý bệnh viện (ISOFH) tại bệnh viện 19-8, nhằm đảm bảo kê đơn an toàn, hợp lý và hiệu quả trong thực hành lâm sàng. Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích các can thiệp có so sánh trước - sau dựa trên dữ liệu đơn thuốc/y lệnh điện tử nội trú và ngoại trú của Bệnh viện 19-8 trong năm 2020 (từ 01/01/2020 đến 31/12/2020) và 5 tháng năm 2021 (từ 1/8/2021 đến 31/12/2021). Kết quả cho thấy số lượt tương tác thuốc chống chỉ định trên cả bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú đã giảm có ý nghĩa sau khi có cảnh báo trên phần mềm kê đơn. Cụ thể, số lượt tương tác thuốc chống chỉ định trên hồ sơ bệnh án giảm từ 0,3404% xuống còn 0,0913% (p=0,001), và tỉ lệ này trên đơn thuốc ngoại trú giảm từ 0,0207% còn 0.0039% (p=0,01). Kết luận: Với việc hỗ trợ cảnh báo theo thời gian thực về tương tác thuốc-thuốc trên phần mềm kê đơn ISOFH đã giúp bệnh viện phòng tránh khi kê đơn các cặp tương tác thuốc chống chỉ định trên cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Từ đó, giúp các bác sĩ trong việc kê đơn đảm bảo an toàn, hợp lý và hiệu quả trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, hệ thống cảnh báo, bệnh viện 19-8
Tài liệu tham khảo
2. Fantaye Teka, Gebrehiwot Teklay, et al. (2016). Potential drug-drug interactions among elderly patients admitted to medical ward of Ayder Referral Hospital, Northern Ethiopia: a cross sectional study. BMC Res Notes, 9(1), pp. 431.
3. Carina Duarte Venturini, Paula Engroff, et al. (2011). Gender differences, polypharmacy, and potential pharmacological interactions in the elderly. Clinics (Sao Paulo), 66(11), pp. 1867-72.
4. Nguyễn Thị Thúy An (2021). Quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân nội trú thông qua công cụ rà soát kê đơn điện tử và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Dược Hà Nội, pp.
5. Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Hoàng Hà và cộng sự (2020). Hiệu quả bước đầu của phần mềm cảnh báo hỗ trợ kê đơn trong quản lý tương tác thuốc bất lợi tại Khoa Khám Bệnh. Tạp chí Y học lâm sàng, 119, pp. 92-99.
6. Bộ Y tế (2018). Dược thư Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp.
7. Ingolf Cascorbi (2012). Drug interactions principles, examples and clinical consequence. Dtsch Arztebl Int, 109(33-34), pp. 546-55.
8. Võ Thị Hồng Phượng, Phạm Thị Hồng Như (2020). Khảo sát các tương tác thuốc trong bệnh án điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y Dược học - Đại học Y Dược Huế, 3(10), pp. 90-99.
9. Nguyễn Đức Trung, và cộng sự (2021). Hiệu quả của hệ thống cảnh báo kê đơn thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện Trung Ương quân đội 108.Hội nghị Khoa học chào mừng 70 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 4/2021, pp.
10. CS Moura, NM Prado, et al. (2012). Evaluation of drug-drug interaction screening software combined with pharmacist intervention. Int J Clin Pharm, 34(4), pp. 547-52.