TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ MỨC LỌC CẦU THẬN < 60 ML/PHÚT/1,73M2

Thị Bích Liên Trần 1,, Khoa Diệu Vân Nguyễn 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kiểm soát Glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có mức lọc cầu thận < 60ml/phút/1,73m2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngangđược tiến hành trên 50 bệnh nhân đái tháo đường typ2 khám ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022 có mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2sau khi loại bỏ các bệnh nhân thiếu máu, có nhiễm trùng cấp tính, biến chứng cấp tính, đợt cấp của suy thận mạn, bệnh nhân chạy thận nhân tạo.Tiêu chuẩn đánh giá Glucose máu đói, HbA1C theo hướng dẫn của ADA-2021.Kết quả:Tuổi trung bình:76,94 ± 6,04; tỷ lệ nam chiếm 84%, nữ chiếm 16%.Tỷ lệ HbA1C của nhóm nghiên cứu đạt mục tiêu ( HbA1C≤ 7%) và chấp nhận được (HbA1C từ 7- ≤8%) tương ứng 38% và 24%. Tỷ lệ kiểm soát HbA1C kém (>8%) của nhóm CKD giai đoạn 3a; giai đoạn 3b tương ứng là 37,5%; 40%.Tỷ lệ Glucose máu đói của nhóm nghiên cứu đạt mục tiêu (GM đói 4.4-7.2 mmol/l) và chấp nhận được (GM đói 7,2-≤ 8,3 mmol/l) tương ứng 14% và 28%.Tỷ lệ kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu; kém của nhóm mắc bệnh ≤ 10 năm và > 10 năm tương ứng là (60% và 23,3%); (20% và 50%)khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0.026). Giá trị trung bình của HbA1C; Glucose máu đói của 2 nhóm CKD giai đoạn 3a và CKD giai đoạn 3b khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p tương ứng 0,52; 0,66). Kết luận: Tỷ lệ kiểm soát HbA1C đạt mục tiêu; kém của nhóm mắc bệnh ≤ 10 năm và > 10 năm tương ứng là (60% và 23,3%); (20% và 50%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0.026). Tỷ lệ kiểm soát HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 có mức lọc cầu thận< 60 ml/phút/1,73m2 liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian mắc bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ohkubo Y. Intensive insulin therapy prevents the progression of diabetic microvascular complications in Japanese patients with non-insulin-dependent diabetes mellitus: a randomized prospective 6-year study. Diabetes Research and Clinical Practice. 1995;28(2):103-117.
2. The ADVANCE Collaborative Group (2008), “Intensive blood glucose control and vascular outcomes in patients with type 2 diabetes”, N Engl J Med, 358: 2560-2572.
3. Hahr AJ, Molitch ME. Management of diabetes mellitus in patients with chronic kidney disease. Clin Diabetes Endocrinol. 2015;1(1):2. doi: 10.1186/ s40842-015-0001-9
4. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2 theo qđ 5481/qđ-byt nagyf 30/12/2020. tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2 theo qđ 5481/qđ-byt nagyf 30/12/2020.
5. KDOQI Clinical Practice Guideline for Diabetes and CKD: 2012 Update. American Journal of Kidney Diseases. 2012;60(5):850-886. doi:10.1053/j.ajkd.2012.07.005
6. Association AD. Glycemic Targets: Standards of Medical Care in Diabetes—2021. Diabetes Care. 2021;44 (Supplement 1):S73-S84. doi:10.2337/ dc21-S006
7. Lê Thị Phương Huệ, Nguyễn Khoa Diệu Vân “Khảo sát tình trạng ha đường huyết và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có giảm mức lọc cầu thận < 60ml/phút”.
8. Lê Xuân Cảnh. Thực trạng kiểm soát gluocse máu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường typ2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị. Published online 2017.
9. Subramanyam K, Gosavi S, Tenneti D, Murgod R. Evaluation of the Role of HBA1c in Chronic Kidney Disease. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2018;12:BC01-BC04.