GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ 3 TESLA

Quang Anh Đào 1,, Quang Anh Nguyễn 1, Hoàng Kiên Lê 1, Tất Thiện Nguyễn1, Hữu An Nguyễn 1, Cường Trần 1, Quốc Chính Lương 2, Duy Tôn Mai3,4, Anh Tuấn Trần 1,4
1 Trung Tâm Điện Quang – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung Tâm Cấp Cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung Tâm Đột Quỵ - Bệnh viện Bạch Mai
4 Đại học Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán phình động mạch não, đánh giá tương quan với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).  Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 38 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của bệnh lý mạch máu thần kinh được chẩn đoán phình mạch não trên cộng hưởng từ 3 Tesla (CHT 3T) sau đó được thực hiện chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) tại trung tâm điện quang, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam từ 8/2021 đến 5/2022. Kết quả: Trong số 38 bệnh nhân, 42 túi phình được phát hiện trên DSA  ở 32 bệnh nhân. Đánh giá dựa trên túi phình, CHT 3T mang lại độ chính xác 98%, độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 85.7%, giá trị dự đoán dương tính 97.7%, giá trị dự đoán âm tính 100%. Mức độ đồng thuận giữa CHT 3T và DSA trong chẩn đoán phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.911). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy khả năng của CHT 3T trong việc phát hiện phình mạch nội sọ là rất cao. Đây là một phương pháp an toàn, không xâm lấn, là lựa chọn đầu tay rất hiệu quả để tầm soát các túi phình mạch não. Các thông tin về túi phình và các yếu tố liên quan được cung cấp đầy đủ giúp lựa chọn phương pháp và nâng cao được hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn An Thanh. Luận Án Tiến Sĩ “Giá Trị Ứng Dụng Của Hai Phương Pháp Chụp Cắt Lớp vi Tính Mạch Máu và Cộng Hưởng Từ Mạch Máu Để Đánh Giá Túi Phình Động Mạch Não”. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2016.
2. Vũ Đăng Lưu “Nhận Xét Bước Đầu Điều Trị Can Thiệp Nội Mạch Phình Mạch Não”, Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sỹ Nội Trú Bênh Viện, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2005.
3. Bracard S, Anxionnat R, Picard L. Current Diagnostic Modalities for Intracranial Aneurysms. Neuroimaging Clin N Am. 2006;16(3):397-411. doi:10.1016/j.nic.2006.05.002.
4. Housepian E. M. and Pool J. L. A Systematic Analysis of Intracranial Aneurysms from the Autopsy File of the Presbyterian Hospital, 1914 to 1956. J Neuropathol Exp Neurol, 1958. 17(3): P. 409-23.
5. Li MH, Li YD, Gu BX, et al. Accurate Diagnosis of Small Cerebral Aneurysms ≤5 mm in Diameter with 3.0-T MR Angiography. Radiology. 2014;271(2): 553-560. doi:10.1148/radiol.14122770
6. Mallouhi A, Felber S, Chemelli A, et al. Detection and Characterization of Intracranial Aneurysms with MR Angiography: Comparison of Volume-Rendering and Maximum-Intensity-Projection Algorithms. Am J Roentgenol. 2003;180(1):55-64. doi:10.2214/ajr.180.1.1800055
7. Osborn AG. Detection and Characterization of Intracranial Aneurysms with 16-Channel Multidetector Row CT Angiography: A Prospective Comparison of Volume-Rendered Images and Digital Subtraction Angiography. Yearb Diagn Radiol. 2007; 2007:332-333. doi:10.1016/S0098-1672(08)70218-2
8. Toshinori Hirai, MD, Yukunori Korogi, MD, Hidekata Arimura. PhD, Shigehiko Katsuragawa, PhD, mika Kitajima, MD, Masayuki Yamura, MD, Yasuyuki Yamashita, MD, and Kunio Doi, PhD. "Intracranial Aneurysms at MP Angiography: Effect of Computer– aided Diagnosis on Radiologists’ Detection Performance", Radiology 237:605-610, September 22, 2005.
9. Wolfgang Kluge, Konrad Krestzshmar, Andreas Roesler, Thomas Grumme Cerebral and Spinal Computed Tomography. 3rd Edition; 107-108, 1998.